vướng mắc về giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, giấy phép lao động tại Việt Nam,

Vướng mắc về giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam thì cần phải cần đáp ứng được những điều kiện pháp lý bắt buộc của chính phủ Việt Nam liên quan đến hồ sơ và thủ tục. Ngoài thị thực ( visa) thì giấy phép lao động là một trong  những điều kiện quan trọng nhất để người lao động có thể làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Vậy, khi xin cấp giấy phép lao động thì người lao động nước ngoài sẽ phải đối mặt với những khó khăn hay vướng mắc nào? Với mong muốn có thể giúp người đọc hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về vấn đề này, ASL Law trình bày các vấn đề liên quan đến những vướng mắc liên quan đến giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Giấy phép lao động là văn bản cho phép người lao động nước ngoài được phép lao động hợp pháp tại Việt Nam.. Giấy phép lao động sẽ do Sở Lao động Thương binh Xã hội Việt Nam cấp và trên giấy phép sẽ có những thông tin của người lao động như: họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, chức vụ.

Không những thế, Giấy phép lao động là giấy phép cần thiết cho người nước ngoài khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam. Không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam và doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động, làm việc trái phép cũng sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Phạm vi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần xin giấy phép lao động

Tuy nhiên, hiểu thế nào là ‘người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam’? Liệu các công dân nước ngoài sang Việt Nam du lịch và thực hiện các công việc bán thời gian không có hợp đồng lao động chính thức hoặc hợp đồng lao động dưới 1 tháng có thuộc đối tượng này?

Bởi lẽ xuyên suốt hai năm đỉnh điểm của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam, nhiều trường hợp công dân nước ngoài du lịch tại Việt Nam đã không thể trở về nước vì lệnh cách ly, phong tỏa dẫn đến việc  không đủ khả năng tài chính để chi trả cho cuộc sống hằng ngày nên đã phải thực hiện các công việc khác nhau với mục đích có tiền chi tiêu.

Một điểm đặc biệt ở đây là hầu hết các trường hợp này đều không có dự tính làm việc tại Việt Nam và do đó không có đủ kiến thức về những yêu cầu pháp lý để có thể làm việc hợp pháp, đặc biệt là về giấy phép lao động.

Theo nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau đây: 

– Những người thực hiện hợp đồng lao động

– Những người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.

– Những người thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế trong doanh nghiệp.

– Những nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.

– Những người chào bán dịch vụ.

– Những người làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Tình nguyện viên

– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại

– Những nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật doanh nghiệp.

– Những người tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh đó, Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP còn quy định cụ thể các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

– Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
– Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
– Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

– Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

– Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.

– Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.

– Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

– Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

– Tình nguyện viên quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.

– Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.

– Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.

– Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.

– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam quy định tại điểm l khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

– Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.

– Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu.

Như vậy, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo các hình thức đã nêu ở trên và không thuộc trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì cần phải xin cấp giấy phép lao động.

Ngoài ra, đối với những trường hợp làm công việc bán thời gian không có hợp đồng lao động thì về mặt pháp lý là người sử dụng lao động sẽ không được thuê những người công dân nước ngoài đó. Tuy nhiên, do không có hợp đồng, đồng nghĩa với việc không có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền của người lao động nên khi có mâu thuẫn, người lao động nước ngoài sẽ là bên chịu thiệt thòi.

Vướng mắc về giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Khi làm thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động, người lao động nước ngoài sẽ phải trải qua nhiều công đoạn khó khăn, phức tạp. Điển hình như:

Phải chuẩn bị đúng, đủ các loại giấy tờ trong các hồ sơ khác nhau

Tùy thuộc vào mục đích, vị trí mà người sử dụng lao động muốn người lao động nước ngoài tại Việt Nam phải đảm nhiệm thì các loại giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị cũng sẽ khác nhau.

Theo Điều 9 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ, hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài bao gồm 08 loại giấy tờ khác nhau như văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động; giấy chứng nhận sức khỏe/giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền cấp; phiếu lý lịch tư pháp/văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải đang chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự do nước ngoài/Việt Nam cấp; văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật; văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; ảnh màu; bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị; Các giấy tờ khác;…

Sau khi chuẩn bị đủ tài liệu, người sử dụng lao động báo cáo giải trình với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội/UBND cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ phức tạp và tốn nhiều thời gian

Khoản 10 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP đã quy định về việc hợp pháp hóa lãnh sự các loại giấy tờ khác nhau được nêu bên trên.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, “Hợp pháp hóa lãnh sự” được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài. Theo đó, các loại giấy tờ cần thiết để nộp cho các cơ quan chức năng như việc xin cấp, gia hạn giấy phép lao động sẽ được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Thật vậy, nhiều người lao động nước ngoài cũng sẽ cảm thấy khá mơ hồ về khái niệm hợp pháp hóa lãnh sự, dẫn đến việc họ không biết quy định về việc thực hiện các thủ tục cần thiết, gây tốn nhiều thời gian để thực hiện các thủ tục này.

Thời hạn hiệu lực của giấy phép lao động không dài

Theo quy định trước đây, giấy phép lao động cấp cho người nước ngoài có thời hạn tối đa là 3 năm. Tuy nhiên, theo Điều 155 Bộ luật Lao động 2019, từ năm 2021 trở đi, thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là 2 năm.

Trường hợp giấy phép lao động hết hạn thì khi gia hạn thì chỉ được gia hạn 01 lần với thời hạn tối đa là 02 năm.

Theo đó, một giấy phép đã bao gồm cả việc gia hạn sẽ có hiệu lực tối đa ở Việt Nam là 4 năm. Nếu doanh nghiệp tiếp tục sử dụng lao động quá thời gian này thì buộc phải đi xin cấp một giấy phép lao động mới.

Việc giấy phép lao động có hiệu lực ngắn và giới hạn như vậy đã phần nào tạo ra nhiều bất cập đối với người lao động nước ngoài cũng như doanh nghiệp sử dụng lao động đó, đặc biệt là trong trường hợp cả hai bên đều không nắm rõ hay không chú ý đến thời hạn của giấy phép lao động.

Hơn nữa, một điểm bất tiện nhất có thể dễ dàng nhận thấy là giữa 2 bên không thể giao kết hợp đồng lao động vô thời hạn mà tối đa chỉ có thể giao kết hợp đồng lao động không quá 2 năm vì phải tuân thủ theo thời hạn hiệu lực của giấy phép lao động.

Các trường hợp đặc biệt về giấy phép lao động

Trước khi chính thức thực hiện các thủ tục xin cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động thì người lao động nước ngoài nên chú ý rằng họ sẽ  không cần giấy phép lao động nếu thuộc một trong các trường hợp được miễn giấy phép lao động tại Việt Nam.

Những trường hợp đặc biệt không cần giấy phép lao động tại Việt Nam đã được liệt kê chi tiết tại Điều 154 Bộ Luật Lao Động và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, để được miễn giấy phép lao động, người lao động nước ngoài vẫn cần phải làm thủ tục xác nhận với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trong 5 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, người sử dụng lao động sẽ nhận được xác nhận miễn giấy phép lao động cho lao động nước ngoài nếu được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác nhận bộ hồ sơ hợp lệ.

Ý kiến chuyên gia

“Nếu trong thời gian lao động và làm việc tại Việt Nam, tôi bị nhiễm bệnh/tai nạn dẫn đến không còn đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận sức khỏe nữa (hoặc vì bất cứ lí do nào dẫn đến việc không thể tiếp tục hoạt động, làm việc tại Việt Nam nữa) thì lúc đó liệu tôi có thể tạm hoãn, bảo lưu giấy phép lao động cho đến khi chữa khỏi bệnh/tai nạn được không?”

Vì giấy chứng nhận sức khoẻ là một trong những hồ sơ làm cơ sở cho việc cấp giấy phép lao động nên trong trường hợp không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận sức khoẻ thì không thể làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động vì vậy bạn không thể tạm hoãn, bảo lưu giấy phép lao động cho đến khi khỏi bệnh. Vì vậy, đến thời điểm có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận sức khoẻ, vui lòng thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động. Trong trường hợp cần thiết, người lao động có thể lựa chọn hình thức xin visa Doanh nghiệp trong thời gian ngắn từ 1 đến 3 tháng để làm việc và sinh sống hợp pháp ở Việt Nam và khi đã đảm bảo sức khỏe, họ có thể thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động.

“Khi tôi được cấp giấy phép lao động, lúc đó tôi đang đảm nhiệm vị trí trưởng phòng kinh doanh. Tuy nhiên, sau một năm, tôi được ‘thuyên chuyển công tác’ – thăng chức lên vị trí phó giám đốc thì liệu có cần làm thủ tục sửa lại, cấp lại giấy phép lao động không khi thông tin đã không còn đúng. Nếu không sửa lại thì theo quy định pháp luật Việt Nam, tôi và công ty có thể chịu hình phạt gì?”

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực

“3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.”

Rõ ràng khi có sự thay đổi vị trí công việc, hợp đồng lao động cũng sẽ phải thay đổi tương ứng thì lúc này nó đã không còn đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp. Cho nên trường hợp có sự thay đổi vị trí công việc thì giấy phép lao động đã cấp sẽ hết hiệu lực.

Căn cứ theo Điểm b Khoản 9 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP:

Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.”

Theo đó, khi thay đổi vị trí công việc, người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài có nghĩa vụ thực hiện thủ tục cấp mới Giấy phép lao động với thành phần hồ sơ nêu trên.

Trường hợp, các bên không thực hiện thủ tục nêu trên nhưng vẫn tiếp tục thực hiên vị trí công việc mới với Giấy phép lao động cũ thì

“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Theo đó, người sử dụng lao động sẽ phải nộp phạt 5-10 triệu VNĐ cho mỗi người lao động vi phạm.

Bài viết liên quan: 

  1. Bảo lưu ngày nghỉ phép đối với người lao động Việt Nam
  2. Vài điều cơ bản về khái niệm lao động tại Việt Nam
  3. Chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng cho người cao tuổi tại Việt Nam
  4. Tổng hợp mọi điểm mới trong Bộ luật Lao động 2019 tại Việt Nam
  5. Quy định về việc tuyển dụng và sử dụng người lao động chưa thành niên tại Việt Nam

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệ

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    Đăng ký thương hiệu quốc tế

    Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

    Quy trình đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu như thế nào

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Cách thức đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu

    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nào

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào

    Đăng ký nhãn hiệu mới

    Đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Luật sư sở hữu trí tuệ

    Đăng ký nhãn hiệu công ty

    Đăng ký nhãn hiệu logo

    Đăng ký sáng chế

    Dịch Vụ đăng ký sáng chế

    Đăng ký độc quyền sáng chế

    Đăng ký bản quyền tác giả

    Đăng ký bản quyền phần mềm

    Thủ tục đăng ký bản quyền

    Đăng ký bản quyền

    Đăng ký bản quyền bài hát

    Công ty luật sở hữu trí tuệ

    Đại diện sở hữu trí tuệ

    Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài

    Đăng ký thương hiệu

    Đăng ký thương hiệu độc quyền

    Phí đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký thương hiệu

    Đăng ký thương hiệu như thế nào

     

    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***

     

     

    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup

     

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam

     

    Đăng ký sáng chế

    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam

     

    Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

    Mở công ty tại Việt Nam

     

    Tư vấn tài Chính – Ngân hàng

    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam

     

    Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng

    Dịch vụ sở hữu trí tuệ

     

    Pháp lý về lao động và việc làm

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

     

    Tư vấn giải quyết tranh chấp

    Đăng ký bản quyền

     

    Tư vấn nhượng quyền thương mại

    Công ty luật tại Hà Nội

     

    Công ty luật tại Hồ Chí Minh

    Văn phòng luật tại Hồ chí minh

     

    Tư vấn pháp lý thường xuyên

    Công ty luật sở hữu trí tuệ

     

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat