Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền của ASL LAW sẽ giúp Doanh nghiệp và cá nhân tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính pháp lý tốt nhất khi cần bảo hộ logo, tên sản phẩm, dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể.
TẠI SAO LẠI LỰA CHỌN DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN CỦA ASL LAW?
- Kinh nghiệm tư vấn: Đội ngũ luật sư sở hữu trí tuệ trên 17 năm kinh nghiệm của ASL LAW có thể tư vấn cho doanh nghiệp/cá nhân từ vấn đề đơn giản đến phức tạp nhất. ASL LAW đưa ra phương hướng xử lý trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền của doanh nghiệp/cá nhân bị từ chối.
- Phạm vi tư vấn đăng ký nhãn hiệu quốc tế: với đội ngũ luật sư đối tác tại 72 nước trên thế giới, ASL LAW không chỉ cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam mà còn giúp khách hàng đăng ký nhãn hiệu quốc tế khi cần thiết.
- Tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ở Việt Nam và quốc tế. Khi doanh nghiệp kinh doanh tại cả Việt Nam và quốc tế thì nhãn hiệu của doanh nghiệp không chỉ phải đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ của Việt Nam mà cần đảm bảo tiêu chuẩn bảo hộ quốc tế. Đánh khả năng bảo hộ, tính pháp lý của nhãn hiệu trong trường hợp như vậy chính là thế mạnh của ASL LAW.
- Uy tín được đảm bảo: dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền của ASL LAW được các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới như Legal500 và World Trademark Review (WTR) xếp hạng cao:
- WTR: Luật sư Phạm Duy Khương là một chuyên gia tư vấn xuất sắc về đăng ký nhãn hiệu, thực thi nhãn hiệu cũng như là về Nhượng quyền thương mại.
- Legal 500 (2020): Luật sư Phạm Duy Khương, người có kinh nghiệm về đăng ký và thực thi nhãn hiệu. Đối với các việc đăng ký nhãn hiệu xuyên biên giới, công ty của luật sư Khương có liên minh với các công ty ở các nước khác như Lào, Campuchia và Myanmar.
-
Legal500 (2021):
“Tại Công ty Luật ASL LAW, Luật sư điều hành kiêm ‘luật sư ngôi sao’ Phạm Duy Khương đã có hơn mười năm kinh nghiệm trong các vấn đề về thực thi sở hữu trí tuệ. Bộ phận Sở hữu trí tuệ của ASL LAW xử lý đầy đủ các dịch vụ bao gồm xác lập nhãn hiệu thương mại, đăng ký nhãn hiệu thương mại quốc tế và đăng ký cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và sản phẩm tiêu dùng. ASL LAW có hoạt động xuyên biên giới và có các liên minh được thành lập trên các khu vực tài phán ASEAN khác bao gồm Lào, Campuchia và Myanmar.”
“ASL Law có các bộ phận khác nhau cho từng lĩnh vực sáng chế, nhãn hiệu và quyền SHTT. Họ theo dõi các trường hợp một cách rất cẩn thận và đưa ra những lời khuyên thích hợp cho chúng tôi khi có sai sót. Ngoài ra, ASL Law rất mạnh trong việc tiến hành các hoạt động truy quét sản phẩm giả mạo cho khách hàng của chúng tôi”.
“Luật sư Phạm Duy Khương là một luật sư nổi tiếng tại Việt Nam. Anh ấy rất kiên nhẫn trong việc giải đáp những thắc mắc của khách hàng. Những lời khuyên của anh ấy rất rõ ràng, mạch lạc và kỹ lưỡng”.
“Chúng tôi rất ấn tượng về luật sư Phạm Duy Khương, giám đốc điều hành của ASL Law. Anh ấy là một luật sư xuất sắc, nổi tiếng và tận tình trong việc xử lý các vụ án hóc búa cho thân chủ. Anh ấy luôn cố gắng đưa ra giải pháp cụ thể cho khách hàng (không phải lời khuyên chung chung) để giúp họ biết đâu là lựa chọn tốt nhất cho mình”.
- Phí phù hợp với doanh nghiệp: không chỉ đảm bảo doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng đầu, ASL LAW còn đảm bảo phương án kinh phí hiệu quả, phù hợp nhất với doanh nghiệp.
ASL LAW CÓ THỂ CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN NÀO CHO KHÁCH HÀNG?
Đại diện sở hữu trí tuệ ASL LAW có thể cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền toàn diện bao gồm, nhưng không giới hạn:
+ Tra cứu nhãn hiệu.
+ Tư vấn trước khi chính thức đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
+ Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền và báo cáo về mọi diễn tiến của đơn cho người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
+ Tư vấn cách đặt tên nhãn hiệu hợp pháp.
+ Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu khác đang có khả năng xâm phạm quyền của khách hàng.
+ Xử lý xâm phạm về nhãn hiệu.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn:
Email: [email protected]
Tel: +84982682122
CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?
Người đăng ký nhãn hiệu có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam thông qua một trong các phương pháp sau:
-
Cách 1: Nộp nhãn hiệu trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.
-
Cách 2: Nộp nhãn hiệu thông qua Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ. Lưu ý Tổ chức này phải được Cục sở hữu trí tuệ cấp phép riêng.
-
Cách 3: Nộp nhãn hiệu tại Việt Nam thông qua hệ thống Madrid.
PHÍ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM HẾT BAO NHIÊU?
Cơ bản phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền không cố định mà hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng dịch vụ, sản phẩm được sử dụng, kinh doanh dưới nhãn hiệu. Số lượng càng nhiều thì chi phí đăng ký nhãn hiệu càng tăng lên.
Khung phí đăng ký nhãn hiệu cơ bản được tính như sau:
- Phí đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhóm thứ nhất.
- Phí cấp bằng cho nhóm thứ nhất.
- Phí đăng ký nhãn hiệu cho mỗi nhóm thứ 2 trở lên.
- Phí cấp bằng cho mỗi nhóm từ thứ 2 trở lên.
Phí trên mỗi nhóm có 06 sản phẩm, trường hợp có trên 06 sản phẩm thì người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu phải thanh toán phí bổ sung cho từng sản phẩm tăng thêm.
QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?
Quy trình Đăng ký nhãn hiệu sẽ có gồm các bước sau:
-
Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu (nhãn hiệu đã có ai đăng ký chiếm quyền trước hay chưa?
Bước tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc nhưng là cần thiết để xác định xem:
- Có nhãn hiệu nào giống hoặc tương tự với nhãn hiệu của khách hàng đã được đăng ký trước.
- Dựa trên kết quả tra cứu đẻ sửa đổi, thay thế mẫu nhãn hiệu để đảm bảo khả năng được chấp thuận về sau.
- Biết được khả năng đăng ký nhãn hiệu (90%) thay vì đợi 16-18 tháng sau mới biết kết quả chính thức.
- Biết được nhãn hiệu Khách hàng định sử dụng có xâm phạm một bên nào khác đã đăng ký trước hay không.
-
Bước 2: Đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam (tổng thời gian dự kiến: 13-18 tháng)
Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam bao gồm các giai đoạn sau:
i). Giai đoạn 1: Kiểm tra hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu mặt hình thức như thông tin kê khái, phí, quyền nộp đơn thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ cho đơn đăng ký nhãn hiệu.
Nếu không, Cục sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra thông báo thiếu sót, yêu cầu người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tiến hành sửa đổi trong vòng 02 tháng, có thể gia hạn với mức thời gian tương ứng.
ii). Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền trên Công báo sở hữu trí tuệ của Cục sở hữu trí tuệ
Trong vòng 02 tháng kể từ ngày chấp nhận hình thức, Cục sở hữu trí tuệ sẽ công bố thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo về sở hữu trí tuệ để bất kỳ ai cũng có thể tiến hành phản đối đơn này nếu thấy cần thiết.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn:
Email: [email protected]
Tel: +84982682122
iii). Giai đoạn 3: Xét nghiệm khả năng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam
Trong vòng 9-12 tháng (có thể lâu hơn) kể từ ngày công bố đơn, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo về khả năng cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu đáp ứng, Nhãn hiệu sẽ được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu trong vòng 1-2 tháng.
ASL LAW CÓ NHẬN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO DOANH NGHIỆP HAY KHÔNG?
Với dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, ASL LAW sẽ thay mặt doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu được cấp và bàn giao giấy chứng nhận cho doanh nghiệp. .
Sau đây là mẫu giấy chứng nhận nhãn hiệu tại Việt Nam:
DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN TẠI ĐÂU?
Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm thẩm định, cấp đối với đơn đăng ký nhãn hiệu do người nộp đơn nộp trực tiếp hoặc thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn:
Email: [email protected]
Tel: +84982682122
Để được hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu có thể liên hệ với ASL LAW:
**** Bài viết liên quan ****
– 8 Sai Lầm Dễ Gặp Trong Đặt Tên Thương Hiệu – Nhãn Hiệu
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Nhãn hiệu (nhiều khi vẫn được gọi là thương hiệu) tại Việt Nam có thể là một trong những hình thức sau: logo, từ ngữ, thiết kế bao bì và nhãn hiệu 3D. Theo hiệp định CPTPP đã có hiệu lực tại Việt Nam, nhãn hiệu được bổ sung thêm một đối tượng mới đó là âm thanh.
+ Trường hợp đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Người đăng ký nhãn hiệu có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thông qua một trong các phương pháp sau:
– Cách 1: Nộp nhãn hiệu trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.
– Cách 2: Nộp nhãn hiệu thông qua Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ. Lưu ý Tổ chức này phải được Cục sở hữu trí tuệ cấp phép riêng.
– Cách 3: Nộp nhãn hiệu tại Việt Nam thông qua hệ thống Madrid.
+ Trường hợp đăng ký nhãn hiệu quốc tế
– Cách 1: Đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia mà Người nộp đơn muốn đăng ký
– Cách 2: Đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua Thoả ước Madrid hoặc nghị định thư Madrid
– Cách 3: Đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua Công ước Paris. Theo đó, trong vòng 06 kể từ ngày nộp đơn tại Việt Nam, người nộp đơn có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đó tại một quốc gia thành viên của Công ước Paris mà vẫn giữ được ngày nộp đơn của đơn Việt Nam dùng cho đơn đăng ký quốc tế đó.
Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế nên được tiến hành thông qua công ty luật sở hữu trí tuệ có kinh nghiệm để biết được phương án an toàn, tiết kiệm chi phí và toàn diện.
– Chọn mẫu nhãn hiệu có chất lượng cao để không phải sửa mẫu nhãn hiệu sau khi nộp đơn.
– Lựa chọn danh mục Nhóm cần đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu đó trên nguyên tắc: phải mô tả cụ thể để không phải mất chi phí làm rõ lại sau khi nộp đơn. Biết chắc những sản phẩm, dịch vụ nào hiện tại và trong tương lại sẽ gắn với nhãn hiệu đó để đăng ký một lần nhằm tiết kiệm chi phí.
– Lựa chọn đơn vị tư vấn sở hữu trí tuệ, luật sư sở hữu trí tuệ phù hợp với độ khó của nhãn hiệu của mình.
Tuỳ thuộc vào việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt nam hay quốc tế sẽ có mức phí khác nhau. Cơ bản nguyên tắc tính phí đăng ký nhãn hiệu sẽ xoay quanh công thức sau:
+ Phí chính thức nộp cho Cơ quan sở hữu trí tuệ (Việt Nam hoặc nước khác); và
+ Phí dành cho công ty luật sở hữu trí tuệ, mỗi công ty luật sở hữu trí tuệ có mức phí khác nhau. Tuy nhiên, cách tính phí phụ thuộc vào số lượng Nhóm sản phẩm cần đăng ký cho nhãn hiệu đó. Càng nhiều nhóm sản phẩm thì phí đăng ký nhãn hiệu càng nhiều hơn.
Dưới đây là mẫu giấy đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và một số nước. Cơ bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ gồm các thông tin như: Tên và địa chỉ chủ sở hữu, mẫu nhãn hiệu được bảo hộ, danh mục nhóm được bảo bảo hộ cho nhãn hiệu đó, số đơn và ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, số Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiêu và ngày cấp, thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu
Cơ bản là các nước đều có thời hạn bảo hộ nhãn hiệu sau giống nhau. Đa phần các nước cho phép nhãn hiệu có thời hạn trong 10 năm và được gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không giới hạn số lần
Trước khi đăng ký nhãn hiệu hoặc cho ra đời một dòng sản phẩm mới thì cần phải tiến hành tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu để biết nhãn hiệu đã có ai đăng ký chiếm quyền trước hay chưa.
Bước tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc nhưng là cần thiết để xác định xem:
+ Có nhãn hiệu nào giống hoặc tương tự với nhãn hiệu của khách hàng đã được đăng ký trước.
+ Dựa trên kết quả tra cứu đẻ sửa đổi, thay thế mẫu nhãn hiệu để đảm bảo khả năng được chấp thuận về sau.
+ Biết được khả năng đăng ký nhãn hiệu (90%) thay vì đợi 16-18 tháng sau mới biết kết quả chính thức.
+ Biết được nhãn hiệu Khách hàng định sử dụng có xâm phạm một bên nào khác đã đăng ký trước hay không.
Tuỳ thuộc vào độ khó của nhãn hiệu cần đăng ký cũng như phụ thuộc vào quốc gia mà doanh nghiệp, công ty muốn đăng ký nhãn hiệu thì thời gian sẽ như sau trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu không có bất kỳ thiếu sót nào.
+ Thời gian đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: từ 16-18 tháng tối thiểu.
+ Thời gian đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia khác từ: 10 đến 28 tháng, tuỳ từng quốc gia
Đăng ký nhãn hiệu sẽ có gồm các bước sau:
+ Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu (nhãn hiệu đã có ai đăng ký chiếm quyền trước hay chưa.
+ Bước 2: Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (tổng thời gian dự kiến: 13-18 tháng)
Đăng ký nhãn hiệu cơ bản bao gồm các giai đoạn sau:
i). Giai đoạn 1: Kiểm tra hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu mặt hình thức như thông tin kê khái, phí, quyền nộp đơn thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ cho đơn đăng ký nhãn hiệu.
Nếu không, Cục sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra thông báo thiếu sót, yêu cầu người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tiến hành sửa đổi trong vòng 02 tháng, có thể gia hạn với mức thời gian tương ứng.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu
ii). Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo sở hữu trí tuệ của Cục sở hữu trí tuệ
Trong vòng 02 tháng kể từ ngày chấp nhận hình thức, Cục sở hữu trí tuệ sẽ công bố thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo về sở hữu trí tuệ để bất kỳ ai cũng có thể tiến hành phản đối đơn này nếu thấy cần thiết.
iii). Giai đoạn 3: Xét nghiệm khả năng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Trong vòng 9-12 tháng (có thể lâu hơn) kể từ ngày công bố đơn, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo về khả năng cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu đáp ứng, Nhãn hiệu sẽ được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu trong vòng 1-2 tháng.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối, người nộp đơn nhãn hiệu cần phải trả lời từ chối này trong vòng ba tháng.
Được. Mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá chính là nhằm bảo vệ quyền sử dụng độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu. Kể từ thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì sẽ có quyền cho phép, ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được cấp cho doanh nghiệp. Trường hợp cần thiết có thể yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi sử dụng nhãn hiệu mà không được phép của một bên thứ ba bất kỳ.