Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Người nộp đơn mang quốc tịch Việt Nam và nước ngoài đều được phép đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam bao gồm các bước sau.
Bước 1: Tiến hành tra cứu nhãn hiệu tại Việt Nam.
Đây là một quá trình tùy chọn trước khi đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Mục đích của tra cứu nhãn hiệu đó là:
+ Kiểm tra xem nhãn hiệu của bạn đã có ai đăng ký trước hay chưa trước khi đăng ký chính thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam;
+ Sửa đổi hoặc thay đổi nhãn hiệu của bạn sau khi nhận được kết quả tra cứu nhãn hiệu nếu kết quả tìm kiếm cho thấy nhãn hiệu của bạn tương tự hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã đăng ký trước;
+ Tránh xâm phạm quyền của các nhãn hiệu đã đăng ký khác;
+ Tiết kiệm thời gian và ngân sách vì thời gian đăng ký sau khi nộp đơn dài (16-18 thág) nên nếu sau ngần ấy thời gian mà đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối thì khi đó người nộp đơn lại phải đăng ký lại một nhãn hiệu khác hoặc uổng phí thời gian đầu tư cho nhãn hiệu trên thị trường mà không được độc quyền nhãn hiệu này.
Người nộp đơn nhãn hiệu có thể thực hiện tra cứu nhãn hiệu cơ bản trên trang web chưa cập nhật của Cục Sở hữu Trí tuệ (NOIP) . Mặt khác, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có thể thuê dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của ASL LAW để tiến hành tra cứu nhãn hiệu toàn diện với ý kiến pháp lý về khả năng đăng ký thành công của nhãn hiệu này.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn:Email: [email protected]Tel: +84982682122
Bước 2: Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (tổng thời gian dự kiến: 13-18 tháng)
Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam bao gồm ba giai đoạn:
2.1. Giai đoạn 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mới tại Việt Nam
Sẽ mất một ngày để có được số đơn và ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
Bạn có thể kiểm tra mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu Việt Nam tại đây để có thêm thông tin.
2.2. Giai đoạn 2: Kiểm tra hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu Việt Nam
Sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mới của bạn tại Việt Nam, Cục sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu. NOIP sẽ ra quyết định chấp nhận tính hợp pháp của đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc không trong vòng 1-2 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Nếu hình thức không được chấp nhận, Cục sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra thông báo về yêu cầu chỉnh sửa và yêu cầu chủ đơn đăng ký nhãn hiệu phải sửa trong vòng 02 tháng kể từ ngày phát hành.
2.3 Giai đoạn 3: Công bố nhãn hiệu trên Công báo Sở hữu trí tuệ
Cục sở hữu trí tuệ sẽ công bố nhãn hiệu đăng ký trên Công báo sở hữu trí tuệ Việt Nam trong vòng 02 tháng kể từ ngày chấp nhận hình thức. Sau đó, bất kỳ bên thứ ba nào cũng có thể phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố, nếu cần.
2.4 Giai đoạn 4: Xét nghiệm nội dungvề khả năng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam
Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo kết quả xét nghiệm nội dung trong vòng 12-16 tháng (có thể lâu hơn) kể từ ngày công bố đơn. Có hai loại thông báo:
Loại 1 : Đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là đơn đăng ký nhãn hiệu của người nộp đơn đáp ứng các tiêu chí bảo hộ tại Việt Nam. Sau đó, người nộp đơn nhãn hiệu sẽ có hai tháng để nộp phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Loại 2: Từ chối cấp đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối, người nộp đơn nhãn hiệu cần phải trả lời từ chối này trong vòng ba tháng (có thể gia hạn thời gian trả lời thêm 03 tháng).
2.5 Giai đoạn 5: Cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tại Việt Nam
Trong vòng 1-2 tháng kể từ khi nộp phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, Cục sở hữu trí tuệ sẽ giấy chứng nhận nhãn hiệu . Sau đây là mẫu giấy chứng nhận nhãn hiệu tại Việt Nam để bạn tham khảo:
Nhãn hiệu có giá trị trong 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và có thể được gia hạn không giới hạn.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn:Email: [email protected]Tel: +84982682122
3. Cách thức đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Người đăng ký nhãn hiệu có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thông qua một trong các phương pháp sau:
Cách 1: Nộp nhãn hiệu trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.
Cách 2: Nộp nhãn hiệu thông qua Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ. Lưu ý Tổ chức này phải được Cục sở hữu trí tuệ cấp phép riêng.
Cách 3: Nộp nhãn hiệu tại Việt Nam thông qua hệ thống Madrid.
ASL LAW có thể cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu toàn cho khách hàng, bao gồm nhưng không giới hạn ở:
+ Tra cứu khả năng đăng ký hiệu tại Việt Nam.
+ Tư vấn các khía cạnh về sử dụng nhãn hiệu cũng như vấn đề sở hữu trí tuệ khác trước khi người nộp đơn chính thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
+ Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu, rà soát và báo cáo về bất kỳ thông báo nào liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu cho người nộp đơn đăng ký đơn nhãn hiệu.
+ Phản đối cấp những nhãn hiệu khác có khả năng gây ảnh hưởng đến nhãn hiệu của người nộp đơn.
Bạn cũng có thể thấy các dịch vụ sở hữu trí tuệ khác của chúng tôi ở đây.