Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Quốc Tế Và Việt Nam

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế và Việt Nam có những yêu cầu khác nhau. ASL LAW đã thiết kế chương trình tối ưu để không chỉ cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam mà còn hướng tới đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu quốc tế cho doanh nghiệp. ASL LAW cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế, đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và đăng ký thương hiệu quốc tế trên 72 nước toàn diện và tiết kiệm. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Quốc tế và thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.

I. LÝ DO SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM CỦA ASL LAW? 

ASL LAW được Legal500 xếp hạng là công ty sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam, đặc trưng bởi khả năng đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế, thông qua mạng lưới liên kết rộng khắp. Legal500 2021: “Tại Công ty Luật ASL LAW, Luật sư điều hành đồng thời cũng là ‘luật sư ngôi sao’ Phạm Duy Khương đã có hơn mười năm kinh nghiệm trong các vấn đề thực thi Sở hữu trí tuệ. ASL LAW xử lý đầy đủ các dịch vụ bao gồm xác lập nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu quốc tế và xác lập quyền cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và sản phẩm tiêu dùng. ASL LAW có hoạt động xuyên biên giới và có các liên minh được thành lập trên các khu vực tài phán ASEAN khác bao gồm Lào, Campuchia và Myanmar.”

Thế mạnh của dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế của ASL LAW thể hiện ở những khía cạnh sau:

  • Một cổng chung cho nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế lên đến 72 quốc gia.
  • Tư vấn tra cứu sơ bộ trước khi chính thức nộp nhãn hiệu mới ra quốc tế.
  • Tiết kiệm ngân sách: ASL LAW có chính sách hợp tác truyền thống, hỗ trợ hai chiều với các cộng sự của mình tại từng quốc gia, do đó ASL LAW luôn được đối tác áp dụng chính sách hỗ trợ về giá.
  • Luật sư Sở hữu trí tuệ với 15 năm kinh nghiệm về đăng ký nhãn hiệu hiệu quốc tế.
  • Uy tín được đảm bảo: dịch vụ đăng ký nhãn hiệu Việt Nam và quốc tế của ASL LAW được các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới như Legal500World Trademark Review (WTR) xếp hạng cao:
  • WTR: Luật sư Phạm Duy Khương là một chuyên gia tư vấn xuất sắc về đăng ký nhãn hiệu, thực thi nhãn hiệu cũng như là về Nhượng quyền thương mại.
  • Legal 500 (2020): Luật sư Phạm Duy Khương, người có kinh nghiệm về đăng ký và thực thi nhãn hiệu. Đối với các việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và xuyên biên giới, công ty của luật sư Khương có liên minh với các công ty ở 72 nước như ASEAN, Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ. 
  • Legal 500 (2019): Luật sư Phạm Duy Khương đã đưa ông ty đang nổi lên của mình với bước phát triển vững chắc tuyệt đối. Ông đại diện cho một danh mục đầy màu sắc các Công ty Việt Nam về các vấn đề đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu quốc tế ở Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
  • Legal 500 (2017): Phạm Duy Khương tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế về việc xử lý với hàng giả và các hành vi vi phạm khác, cũng như xử lý việc đăng ký nhãn hiệu, sáng chế quốc tế và giúp các công ty kiểm tra quyền tự do kinh doanh, cùng các hoạt động khác.
  • Phí phù hợp với doanh nghiệp: không chỉ đảm bảo doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hiệu quả, ASL LAW còn đảm bảo phương án kinh phí hiệu quả, phù hợp nhất với doanh nghiệp.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn:

 

Email: [email protected]

Tel: +84982682122 (Zalo, Viber, Whatsapp)

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Campuchia. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Campuchia

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Campuchia. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Campuchia.

II. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ

PHƯƠNG THỨC NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ MÀ ASL LAW CÓ THỂ CUNG CẤP?

  • Phương thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid.
  • Phương thức đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại mỗi quốc gia.

NHỮNG DỊCH VỤ NHÃN HIỆU NÀO CHÚNG TÔI CÓ THỂ CUNG CẤP?

  • Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
  • Thực thi, xử lý xâm phạm nhãn hiệu
  • Giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu
  • Quản lý hồ sơ nhãn hiệu đăng ký quốc tế (Đơn và quá trình sau khi cấp bằng)
  • Tra cứu và lựa chọn nhãn hiệu phù hợp
  • Theo dõi nhãn hiệu
  • Phản đối cấp nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu của Khách hàng
  • Huỷ nhãn hiệu trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Singapore. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Singapore
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Singapore. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Singapore. Cơ quan sở hữu trí tuệ của Singapore là IPOS
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn:

 

Email: [email protected]

Tel: +84982682122 (Zalo, Viber, Whatsapp)

 

KHÁCH HÀNG CẦN CHUẨN BỊ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ NHƯ THẾ NÀO?

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế tuỳ thuộc vào hình thức lựa chọn đăng ký nhãn hiệu: Đăng ký trực tiếp theo hiệp định Paris hay đăng ký theo Thoả ước Madrid hay nghị định thư. Tuy nhiên, về cơ bản Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế cần chuẩn bị những tài liệu sau:

  • Mẫu đăng ký nhãn hiệu cần đăng ký quốc tế
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu
  • Bằng chứng về việc sử dụng nhãn hiệu vì một số quốc gia như Singapore, Mỹ yêu cầu nộp bằng chứng sử dụng khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
  • Giấy ủy quyền cho đại diện sở hữu trí tuệ ASL LAW thực hiện việc đăng ký. Giấy uỷ quyền tuỳ theo từng yêu cầu của mỗi quốc gia có thể chỉ cần ký, đóng dấu hoặc công chứng hoặc hợp pháp hoá lãnh sự.
    Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn:

     

    Email: [email protected]

    Tel: +84982682122 (Zalo, Viber, Whatsapp)

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ CÓ KHÁC GÌ VỚI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM?

Về cơ bản thủ tục đăng ký nhãn hiệu giữa các quốc gia là khá tương đồng bởi hệ thống luật sở hữu trí tuệ các nước đa phần đều được soạn thảo dựa trên hiệp định TRIPS. Điểm khác biệt cơ bản là về mặt:

  • Thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể nhanh (đa phần) hoặc chậm hơn Việt Nam (ít);
  • Vai trò của công bố đơn: các nước đặt mạnh vai trò của bên thứ ba trong việc phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu đang được thẩm duyệt. Đây là điều mà chủ sở hữu nhãn hiệu đã được cấp bằng đặc biệt chú ý để bảo vệ quyền lợi của họ và ngăn không cho bất kỳ nhãn hiệu nào tương tự với nhãn hiệu của họ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, điều này ở Việt Nam việc phản đối đơn chỉ mang tính tương đối, có tính chất tham khảo.
  • Phí đăng ký nhãn hiệu của Việt Nam: cơ bản thấp hơn nhiều so với mặt bằng các nước khác.

Chi tiết Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam như thế nào có thể xem tại đây.

ASL LAW CÓ THỂ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ TẠI NHỮNG QUỐC GIA NÀO?

Đại diện sở hữu trí tuệ ASL LAW cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế ở 72 quốc gia. Có thể kể ra một số ví dụ dưới đây:

Cờ quốc gia Tên quốc gia Cờ quốc gia Tên Quốc gia

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

Đăng ký nhãn hiệu tại Campuchia

Đăng ký nhãn hiệu tại Hàn Quốc

Đăng ký nhãn hiệu tại Lào

Đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ

Đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar

Đăng ký nhãn hiệu tại Châu ÂU (EU)

Đăng ký nhãn hiệu tại Indonesia

Đăng ký nhãn hiệu tại Úc

Đăng ký nhãn hiệu tại Singapore

Đăng ký nhãn hiệu tại New Zealand

Đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan

Đăng ký nhãn hiệu tại Canada

Đăng ký nhãn hiệu tại Malaysia

Đăng ký nhãn hiệu tại Mexico

Đăng ký nhãn hiệu tại Brunei

Đăng ký nhãn hiệu tại UAE

Đăng ký nhãn hiệu trong East Timor

Đăng ký nhãn hiệu tại Châu Phi

Đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc

Đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ

Đăng ký nhãn hiệu tại Macau

Đăng ký nhãn hiệu tại Nga

Đăng ký nhãn hiệu tại Đài Loan

Đăng ký nhãn hiệu tại Chile

Đăng ký nhãn hiệu tại Hồng Kông

Đăng ký nhãn hiệu tại Sri Lanka

Đăng ký nhãn hiệu tại Đức

Đăng ký nhãn hiệu tại Peru

III. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM

Đại diện sở hữu trí tuệ ASL LAW có thể cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền toàn diện bao gồm, nhưng không giới hạn:

 

Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, dịch vụ gia hạn hiệu lực nhãn hiệu, dịch vụ gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, gia hạn nhãn hiệu, gia hạn hiệu lực nhãn hiệu
Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

+ Tra cứu nhãn hiệu.

+ Tư vấn trước khi chính thức đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

+ Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam: theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền và báo cáo về mọi diễn tiến của đơn cho người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

+ Tư vấn cách đặt tên nhãn hiệu hợp pháp.

+ Tư vấn toàn diện về đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp và cá nhân. 

+ Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu khác đang có khả năng xâm phạm quyền của khách hàng.

+ Xử lý xâm phạm về nhãn hiệu.

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

Người đăng ký nhãn hiệu có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam thông qua một trong các phương pháp sau:

  1. Cách 1: Nộp nhãn hiệu trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.

  2. Cách 2: Nộp nhãn hiệu thông qua Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ như ASL LAW. Lưu ý Tổ chức này phải được Cục sở hữu trí tuệ cấp phép riêng.

    Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn:

     

    Email: [email protected]

    Tel: +84982682122 (Zalo, Viber, Whatsapp)

IV. NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM CỦA ASL LAW

Trong một khảo sát ý kiến của trên 100 Khách hàng Nhận xét của khách hàng Nhật Bản, Hàn Quốc và Doanh nghiệp Việt Nam đối với dịch vụ đăng ký nhãn hiệu Quốc tế và Việt Nam:

ASL LAW cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế, đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và đăng ký thương hiệu quốc tế trên 72 nước toàn diện và tiết kiệm. ASL LAW đã thiết kế chương trình tối ưu để không chỉ cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam mà còn hướng tới đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu quốc tế cho doanh nghiệp. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Quốc tế và thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Để được cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế và Việt Nam cũng như hướng dẫn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế, đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệ Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tế Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu Quy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nào Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nào Đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mới Đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu Luật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công ty Đăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chế Dịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chế Đăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềm Thủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyền Đăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệ Đại diện sở hữu trí tuệ

    **** Bài viết liên quan ****

    – Đăng ký nhãn hiệu

    – Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    – Sở hữu trí tuệ

    – 8 Sai Lầm Dễ Gặp Trong Đặt Tên Thương Hiệu – Nhãn Hiệu

    – Quy trình Đăng ký nhãn hiệu

    – Đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

    – Sơ đồ quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam

    – Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

    – Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    – Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    – Nhãn hiệu là gì?

    – Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ

    ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU Ở ĐÂU?

    + Trường hợp đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Người đăng ký nhãn hiệu có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thông qua một trong các phương pháp sau:
    Cách 1: Nộp nhãn hiệu trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.
    Cách 2: Nộp nhãn hiệu thông qua Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ. Lưu ý Tổ chức này phải được Cục sở hữu trí tuệ cấp phép riêng.
    Cách 3: Nộp nhãn hiệu tại Việt Nam thông qua hệ thống Madrid.
    + Trường hợp đăng ký nhãn hiệu tại quốc tế
    Cách 1: Đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia mà Người nộp đơn muốn đăng ký
    – Cách 2: Đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua Thoả ước Madrid hoặc nghị định thư Madrid
    – Cách 3: Đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua Công ước Paris. Theo đó, trong vòng 06 kể từ ngày nộp đơn tại Việt Nam, người nộp đơn có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đó tại một quốc gia thành viên của Công ước Paris mà vẫn giữ được ngày nộp đơn của đơn Việt Nam dùng cho đơn đăng ký quốc tế đó.
    Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế nên được tiến hành thông qua công ty luật sở hữu trí tuệ có kinh nghiệm để biết được phương án an toàn, tiết kiệm chi phí và toàn diện.

    ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TIẾT KIỆM CHI PHÍ?

    – Chọn mẫu nhãn hiệu có chất lượng cao để không phải sửa mẫu nhãn hiệu sau khi nộp đơn.
    – Lựa chọn danh mục Nhóm cần đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu đó trên nguyên tắc: phải mô tả cụ thể để không phải mất chi phí làm rõ lại sau khi nộp đơn. Biết chắc những sản phẩm, dịch vụ nào hiện tại và trong tương lại sẽ gắn với nhãn hiệu đó để đăng ký một lần nhằm tiết kiệm chi phí.
    – Lựa chọn đơn vị tư vấn sở hữu trí tuệ, luật sư sở hữu trí tuệ phù hợp với độ khó của nhãn hiệu của mình.

    PHÍ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU MẤT BAO NHIÊU?

    Tuỳ thuộc vào việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt nam hay quốc tế sẽ có mức phí khác nhau. Cơ bản nguyên tắc tính phí đăng ký nhãn hiệu sẽ xoay quanh công thức sau:
    + Phí chính thức nộp cho Cơ quan sở hữu trí tuệ (Việt Nam hoặc nước khác); và
    + Phí dành cho công ty luật sở hữu trí tuệ, mỗi công ty luật sở hữu trí tuệ có mức phí khác nhau. Tuy nhiên, cách tính phí phụ thuộc vào số lượng Nhóm sản phẩm cần đăng ký cho nhãn hiệu đó. Càng nhiều nhóm sản phẩm thì phí đăng ký nhãn hiệu càng nhiều hơn.
    Sai lầm trong đặt tên thương hiệu - nhãn hiệu. Cách đặt tên thương hiệu

    NHÃN HIỆU LÀ GÌ?

    hãn hiệu (nhiều khi vẫn được gọi là thương hiệu) tại Việt Nam có thể là một trong những hình thức sau: logo, từ ngữ, thiết kế bao bì và nhãn hiệu 3D. Theo hiệp định CPTPP đã có hiệu lực tại Việt Nam, nhãn hiệu được bổ sung thêm một đối tượng mới đó là âm thanh.
    Corona - Ví dụ về nhãn hiệu nổi tiếng (thực tế Việt Nam có thể thừa nhận hoặc có quy định khác)

    MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆ NHƯ THẾ NÀO?

    Dưới đây là mẫu giấy đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và một số nước. Cơ bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ gồm các thông tin như: Tên và địa chỉ chủ sở hữu, mẫu nhãn hiệu được bảo hộ, danh mục nhóm được bảo bảo hộ cho nhãn hiệu đó, số đơn và ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, số Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiêu và ngày cấp, thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu
    phí đăng ký nhãn hiệu, Đăng ký nhãn hiệu- thương hiệu - cách đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu hết bao nhiêu tiền, phí đăng ký nhãn hiệu, phí đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, đăng ký nhãn hiệu hàng háo hết bao nhiêu tiền, phí đăng ký logo, phí đăng ký thương hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Lào. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Campuchia

    GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CÓ GIÁ TRỊ TRONG BAO LÂU?

    Cơ bản là các nước đều có thời hạn bảo hộ nhãn hiệu sau giống nhau. Đa phần các nước cho phép nhãn hiệu có thời hạn trong 10 năm và được gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không giới hạn số lần.

    TRA CỨU NHÃN HIỆU NHƯ THẾ NÀO VÀ Ở ĐÂU?

    Trước khi đăng ký nhãn hiệu hoặc cho ra đời một dòng sản phẩm mới thì cần phải tiến hành tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu để biết nhãn hiệu đã có ai đăng ký chiếm quyền trước hay chưa.
    Bước tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc nhưng là cần thiết để xác định xem:
    + Có nhãn hiệu nào giống hoặc tương tự với nhãn hiệu của khách hàng đã được đăng ký trước.  
    + Dựa trên kết quả tra cứu đẻ sửa đổi, thay thế mẫu nhãn hiệu để đảm bảo khả năng được chấp thuận về sau.
    + Biết được khả năng đăng ký nhãn hiệu (90%) thay vì đợi 16-18 tháng sau mới biết kết quả chính thức.
    + Biết được nhãn hiệu Khách hàng định sử dụng có xâm phạm một bên nào khác đã đăng ký trước hay không.

    THỜI GIAN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HẾT BAO LÂU?

    Tuỳ thuộc vào độ khó của nhãn hiệu cần đăng ký cũng như phụ thuộc vào quốc gia mà doanh nghiệp, công ty muốn đăng ký nhãn hiệu thì thời gian sẽ như sau trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu không có bất kỳ thiếu sót nào.
    + Thời gian đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: từ 16-18 tháng tối thiểu.
    + Thời gian đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia khác từ: 10 đến 28 tháng, tuỳ từng quốc gia

    QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU NHƯ THẾ NÀO?

    Đăng ký nhãn hiệu sẽ có gồm các bước sau:
    + Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu (nhãn hiệu đã có ai đăng ký chiếm quyền trước hay chưa.
    + Bước 2: Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (tổng thời gian dự kiến: 13-18 tháng)
    Đăng ký nhãn hiệu cơ bản bao gồm các giai đoạn sau:
    i). Giai đoạn 1: Kiểm tra hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
    Trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu mặt hình thức như thông tin kê khái, phí, quyền nộp đơn thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ cho đơn đăng ký nhãn hiệu.
    Nếu không, Cục sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra thông báo thiếu sót, yêu cầu người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tiến hành sửa đổi trong vòng 02 tháng, có thể gia hạn với mức thời gian tương ứng.
    Quy trình đăng ký nhãn hiệu
    ii). Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo sở hữu trí tuệ của Cục sở hữu trí tuệ
    Trong vòng 02 tháng kể từ ngày chấp nhận hình thức, Cục sở hữu trí tuệ sẽ công bố thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo về sở hữu trí tuệ để bất kỳ ai cũng có thể tiến hành phản đối đơn này nếu thấy cần thiết.
    iii). Giai đoạn 3: Xét nghiệm khả năng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Trong vòng 9-12 tháng (có thể lâu hơn) kể từ ngày công bố đơn, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo về khả năng cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu đáp ứng, Nhãn hiệu sẽ được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu trong vòng 1-2 tháng.
    Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối, người nộp đơn nhãn hiệu cần phải trả lời từ chối này trong vòng ba tháng.
    Sơ đồ đăng ký nhãn hiệu, Quy trình đăng ký nhãn hiệu, các bước đăng ký nhãn hiệu, quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền, đăng ký nhãn hiệu độc quyền, đăng ký nhãn hiệu độc quyền sản phẩm, thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

    ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU XONG CÓ NGĂN CẢN NGƯỜI KHÁC SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CỦA MÌNH ĐƯỢC KHÔNG?

    Mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và Quốc tế chính là nhằm bảo vệ quyền sử dụng độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu. Kể từ thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì sẽ có quyền cho phép, ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được cấp cho doanh nghiệp. Trường hợp cần thiết có thể yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi sử dụng nhãn hiệu mà không được phép của một bên thứ ba bất kỳ.