Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Ấn Độ như thế nào để tiết kiệm và đúng luật? Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết về: quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ, lưu ý và thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ để bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp.
Việc đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ là bắt buộc nếu một tổ chức hay cá nhân muốn sở hữu toàn bộ quyền đối với nhãn hiệu và có ý định bảo vệ nhãn hiệu khỏi sự lạm dụng của bên thứ ba. Đăng ký nhãn hiệu cho phép chủ sở hữu độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó cho các sản phẩm và/hoặc dịch vụ của mình.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Ấn Độ
Tra cứu nhãn hiệu tại Ấn Độ
Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ nên tra cứu nhãn hiệu trước để đảm bảo rằng nhãn hiệu dự định đăng ký sẽ không giống hoặc trùng với bất kỳ nhãn hiệu nào đã được đăng ký. Việc tra cứu có thể được thực hiện trực tuyến hoặc thông qua văn phòng nhãn hiệu.
Nên tham khảo ý kiến của luật sư có kinh nghiệm vì họ đã thành thạo trong nghề và có thể thực hiện tra cứu toàn diện.
Sau khi đã tra cứu kỹ lưỡng, các tổ chức, cá nhân phải hoàn thành đơn đăng ký nhãn hiệu.
Yêu cầu về đơn đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ
Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Ấn Độ cần có các nội dung cụ thể sau:
- “Nhãn hiệu” được chọn để đăng ký,
- Thông tin của chủ sở hữu nhãn hiệu,
- Danh sách hàng hóa hoặc dịch vụ sử dụng nhãn hiệu.
Đơn đăng ký nhãn hiệu có thể được nộp trực tuyến và trực tiếp.
Bản sao có chứng thực của tài liệu Ưu tiên phải được nộp trong vòng hai tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu tài liệu ưu tiên không có ngôn ngữ là tiếng Anh thì phải cung cấp bản dịch bằng tiếng Ấn Độ có chứng thực của tài liệu đó.
Thẩm định, công bố và phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ
Đơn đăng ký sẽ trải qua quá trình thẩm định (về hình thức và nội dung) bởi Cơ quan sở hữu trí tuệ Ấn Độ. Đơn đăng ký nhãn hiệu ở Ấn Độ có thể bị phản đối bởi bên thứ ba trong vòng bốn tháng kể từ khi được công bố.
Thời hạn hiệu lực và gia hạn nhãn hiệu
Thời hạn hiệu lực của nhãn hiệu đã đăng ký tại Ấn Độ là mười năm kể từ ngày nộp đơn, và có thể được gia hạn 10 năm một lần. Đơn xin gia hạn phải được nộp trong vòng một năm trước ngày nhãn hiệu hết hạn hoặc một năm sau ngày hết hạn với điều kiện phải nộp thêm phụ phí.
Thời gian của thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Ấn Độ
Thời gian trung bình từ khi nộp đơn đến khi đăng ký thành công nhãn hiệu tại Ấn Độ là từ 12-14 tháng.
Yêu cầu sử dụng
Nhãn hiệu tại Ấn Độ có thể bị hủy bỏ nếu không được sử dụng trong thời gian liên tục 5 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu.
Luật sư nhãn hiệu đại diện
Đối với người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế, cần thực hiện tra cứu nhãn hiệu tại Ấn Độ thông qua một công ty luật và luật sư đăng ký nhãn hiệu Ấn Độ.
Tại Sao Lại Sử Dụng Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Quốc Tế Tại Ấn Độ Của ASL LAW?
- Uy tín của Hãng luật đăng ký nhãn hiệu quốc tế đã được khẳng định
- ASL LAW được Legal500 xếp hạng là công ty sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam, đặc trưng bởi khả năng đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế, thông qua mạng lưới liên kết rộng khắp. Lega500 2021: “Tại Công ty Luật ASL LAW, Luật sư điều hành đồng thời cũng là ‘luật sư ngôi sao’ Phạm Duy Khương đã có hơn mười năm kinh nghiệm trong các vấn đề thực thi Sở hữu trí tuệ. ASL LAW xử lý đầy đủ các dịch vụ bao gồm xác lập nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu quốc tế và xác lập quyền cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và sản phẩm tiêu dùng. ASL LAW có hoạt động xuyên biên giới và có các liên minh được thành lập trên các khu vực tài phán ASEAN khác bao gồm Lào, Campuchia và Myanmar.”
- WTR: Luật sư Phạm Duy Khương là một chuyên gia tư vấn xuất sắc về đăng ký nhãn hiệu, thực thi nhãn hiệu cũng như là về Nhượng quyền thương mại.
- Phí phù hợp với doanh nghiệp: không chỉ đảm bảo doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hiệu quả, ASL LAW còn đảm bảo phương án kinh phí hiệu quả, phù hợp nhất với doanh nghiệp.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN