Đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc như thế nào để tiết kiệm chi phí và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Trung Quốc để bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp.
Trung Quốc là một trong những cường quốc kinh tế lớn mạnh, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực. Xứ sở tỷ dân này chắc chắn luôn là một thị trường lớn và giàu tiềm năng. Hiện nay, ngày càng có nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu quốc gia và quốc tế được nộp tại Trung Quốc. Để tạo sự thuận lợi tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng thị trường, đồng thời bảo vệ thương hiệu của mình tại Trung Quốc, các doanh nghiệp cần nắm rõ cách thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Trung Quốc sao cho tiết kiệm và đúng luật.
Nhãn hiệu ở Trung Quốc là gì?
Điều quan trọng cần biết trước khi đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc đó là hiểu được những dấu hiệu, tên gọi, cấu trúc như thế nào được coi là một nhãn hiệu tại Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, định nghĩa nhãn hiệu là bất kỳ dấu hiệu nào để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của các cá nhân và tổ chức khác và dấu hiệu đó có thể là từ ngữ; tên gọi; hình; hình dạng ba chiều (3D); màu sắc; khẩu hiệu; bao bì sản phẩm (chỉ với các dạng bao bì sản phẩm có các yếu tố đặc biệt); và sự kết hợp của các yếu tố trên.
Theo đó, một nhãn hiệu muốn có khả năng đăng ký tại Trung Quốc thì nhãn hiệu đó cần đáp ứng các điều kiện sau: “Là dấu hiệu dễ nhận thấy; có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người hoặc một tổ chức khác”. Do đó, khi chủ sở hữu muốn nhãn hiệu của họ được đăng ký và bảo hộ tại Trung Quốc, nhãn hiệu của họ cần đáp ứng các điều kiện trên.
Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc là gì?
Tương tự với nhiều quốc gia như Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Canada, Thái Lan, Việt Nam, EU, Indonesia, Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc cũng áp dụng quy tắc “First to file” (nộp đơn đầu tiên). Có nghĩa là đối với bất kể nhãn hiệu nào được sử dụng ở Trung Quốc, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên sẽ có các quyền trước với nhãn hiệu đó. Do đó, việc sử dụng nhãn hiệu sẽ không phải là bằng chứng để chứng minh rằng chủ sở hữu có quyền đối với nhãn hiệu đó.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Trung Quốc là gì?
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Về thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Trung Quốc, để đảm bảo an toàn cho việc đăng ký nhãn hiệu của bạn, trước khi điền đơn đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc, việc tra cứu nhãn hiệu cần được tiến hành để đảm bảo rằng bạn có cơ hội đăng ký nhãn hiệu thành công. Khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu của bạn có khả năng đăng ký thì có thể tiến hành thủ tục nộp đơn càng sớm càng tốt.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc
Quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc của bạn có thể mất khoảng 12 tháng nếu không bị phản đối. Tuy nhiên, khi Văn phòng nhãn hiệu đã công bố đơn đăng ký trên công báo, những người khác có thể nộp đơn phản đối nhãn hiệu của bạn cho đến khi kết thúc quá trình thẩm định nội dung.
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc
Sau khi nhãn hiệu được đăng ký thành công tại Trung Quốc, bạn sẽ được cấp bằng bảo hộ và nhãn hiệu của bạn được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ thời điểm điền đơn.
Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu sau khi đăng ký thành công là gì?
Sau khi giấy chứng nhận được cấp, chủ sở hữu có quyền sử dụng nhãn hiệu của họ, phản đối đơn đăng ký xung đột tiếp theo, khởi kiện hủy bỏ đăng ký xung đột tiếp theo, khởi kiện vi phạm đối với việc sử dụng nhãn hiệu của bên thứ ba tương tự gây nhầm lẫn, cấp phép cho các bên thứ ba khác sử dụng nhãn hiệu , nộp đơn yêu cầu cơ quan hải quan tịch thu hành vi nhập khẩu hàng giả, và yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm.
Khi nào thì chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ gia hạn giấy chứng nhận nhãn hiệu của họ ở Trung Quốc?
Trước khi Giấy chứng nhận hết hạn 6 tháng, chủ sở hữu cần phải gia hạn Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và có thể gia hạn 2 lần, mỗi lần 10 năm. Trong trường hợp chủ sở hữu điền hồ sơ gia hạn sau ngày hết hạn, 6 tháng là thời gian gia hạn đăng ký, nhưng họ phải chịu phạt nếu nộp chậm.
Yêu cầu sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký là gì?
Ở Trung Quốc, chủ sở hữu không cần phải chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu của họ, nhưng nhãn hiệu đó phải được sử dụng trong thực tế. Những người khác có thể yêu cầu chủ sở hữu chứng minh việc sử dụng của họ bằng cách đưa ra bằng chứng rằng chủ sở hữu đã thực hiện các hành vi giao dịch với nhãn hiệu của họ như quảng cáo, thành lập địa điểm kinh doanh và đặc biệt là cung cấp cho khách hàng các mặt hàng / dịch vụ của họ.
Trong trường hợp nhãn hiệu đó đã không được sử dụng bởi chủ sở hữu của nó hoặc người được cấp phép của chủ sở hữu mà không có lý do chính đáng trong ba năm, được tính kể từ ngày nhận được “Đơn đề nghị hủy bỏ nhãn hiệu đã đăng ký chưa được sử dụng trong ba năm liên tiếp của Văn phòng Nhãn hiệu Trung Quốc”, hiệu lực của nhãn hiệu sẽ bị chấm dứt.
Trung Quốc là thành viên của những điều ước quốc tế nào?
Trung Quốc đã tham gia vào nhiều điều ước quốc tế Công ước Paris; Hiệp ước Singapore; Thỏa ước Madrid; Nghị định thư Madrid; Thỏa thuận Nice, v.v. Do đó, bên cạnh các quy định của pháp luật Trung Quốc, luật về nhãn hiệu ở Trung Quốc được điều chỉnh bởi các Hiệp ước đó. Từ đó, các nhãn hiệu quốc tế và nhãn hiệu quốc gia được bảo hộ tốt hơn ở Trung Quốc nói riêng và ở các quốc gia khác nói chung.
Tóm lại, pháp luật về Sở hữu trí tuệ, đặc biệt là về Nhãn hiệu, ngày càng được nâng cao để bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức toàn cầu và địa phương. Tuy nhiên, luật vẫn còn nhiều bất cập và cần được hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của quốc gia và quốc tế.
Các tài liệu bắt buộc để nộp đơn nhãn hiệu quốc tế ở Trung Quốc
Các tài liệu bắt buộc để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế ở Trung Quốc bao gồm:
+ Giấy ủy quyền
+ Giấy tờ khác: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với trường hợp là công ty; hoặc, bản sao hộ chiếu nếu người nộp đơn là một cá nhân;
+ Mẫu nhãn hiệu nộp tại Trung Quốc
+ Hàng hóa / Dịch vụ được sử dụng dưới nhãn hiệu
+ Tên và địa chỉ của người nộp đơn
Tại Sao Lại Sử Dụng Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Quốc Tế Tại Trung Quốc Của ASL LAW
- Uy tín của Hãng luật đăng ký nhãn hiệu quốc tế đã được khẳng định
- ASL LAW được Legal500 xếp hạng là công ty sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam, đặc trưng bởi khả năng đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế, thông qua mạng lưới liên kết rộng khắp. Lega500 2021: “Tại Công ty Luật ASL LAW, Luật sư điều hành đồng thời cũng là ‘luật sư ngôi sao’ Phạm Duy Khương đã có hơn mười năm kinh nghiệm trong các vấn đề thực thi Sở hữu trí tuệ. ASL LAW xử lý đầy đủ các dịch vụ bao gồm xác lập nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu quốc tế và xác lập quyền cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và sản phẩm tiêu dùng. ASL LAW có hoạt động xuyên biên giới và có các liên minh được thành lập trên các khu vực tài phán ASEAN khác bao gồm Lào, Campuchia và Myanmar.”
- WTR: Luật sư Phạm Duy Khương là một chuyên gia tư vấn xuất sắc về đăng ký nhãn hiệu, thực thi nhãn hiệu cũng như là về Nhượng quyền thương mại.
- Phí phù hợp với doanh nghiệp: không chỉ đảm bảo doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hiệu quả, ASL LAW còn đảm bảo phương án kinh phí hiệu quả, phù hợp nhất với doanh nghiệp.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN