Hiện nay, việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Myanmar vẫn chưa có luật cụ thể. Tuy nhiên, nhãn hiệu và quy trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Myanmar được quy định trong một số đạo luật và nguyên tắc cụ thể như Bộ luật Hình sự năm 1860, Luật Doanh nghiệp; Luật hình thức và cũng là quan trọng nhất là Luật Đăng ký điều chỉnh thủ tục và yêu cầu đăng ký tất cả tài sản, bao gồm cả nhãn hiệu. Dựa trên quy định của những đạo luật này, bài viết sau đây sẽ chỉ ra cho bạn quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar.
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu tại Myanmar
Tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc. Tuy nhiên, để biết tính khả dụng của nhãn hiệu trước khi chính thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế mới tại Myanmar, bạn nên tiến hành tra cứu nhãn hiệu.
Tra cứu nhãn hiệu ở Myanmar sẽ được tiến hành trong vòng 5-7 ngày.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Myanmar
Thủ tục nhãn hiệu ở Myanmar sẽ mất khoảng 2-4 tháng kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, trong trường hợp hành động văn phòng, thủ tục thời gian có thể lâu hơn.
Các tài liệu cần có trong quá trình đăng ký bao gồm:
- Giấy ủy quyền
- Tuyên bố quyền sở hữu
- Một mẫu nhãn hiệu dưới dạng .JPG với độ phân giải ít nhất 300DPI.
- Danh mục hàng hóa/dịch vụ đã được phân loại theo bảng phân loại quốc tế mà nhãn hiệu đăng kí cho
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar
Thời gian cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tại Myanmar khoảng 1-2 tháng.
Bước 4: Công bố nhãn hiệu
Thông báo này sẽ được đăng trên báo địa phương sau khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Mục đích của thông báo này là để công bố cho những người khác biết về việc đăng ký và yêu cầu quyền sở hữu. Điều này cũng giúp chống lại các hành vi xâm phạm có thể xảy ra. Đây là điều cần thiết bởi Văn phòng đăng ký không cho phép việc tìm kiếm nhãn hiệu bởi bên thứ ba. Vì vậy, việc đăng công báo là cách duy nhất giúp người dân biết về quyền sở hữu một nhãn hiệu của người khác. Tuy nhiên, đây không phải là thủ tục bắt buộc đối với người nộp đơn.
Tại Sao Lại Sử Dụng Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Quốc Tế Tại Myanmar Của ASL LAW?
- Uy tín của Hãng luật đăng ký nhãn hiệu quốc tế đã được khẳng định.
- ASL LAW được Legal500 xếp hạng là công ty sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam, đặc trưng bởi khả năng đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế, thông qua mạng lưới liên kết rộng khắp. Legal500 2021 đã bình luận về công ty Luật ASL LAW như sau: “Tại Công ty Luật ASL LAW, Luật sư điều hành đồng thời cũng là ‘luật sư ngôi sao’ Phạm Duy Khương đã có hơn mười năm kinh nghiệm trong các vấn đề thực thi Sở hữu trí tuệ. ASL LAW xử lý đầy đủ các dịch vụ bao gồm xác lập nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu quốc tế và xác lập quyền cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và sản phẩm tiêu dùng. ASL LAW có hoạt động xuyên biên giới và có các liên minh được thành lập trên các khu vực tài phán ASEAN khác bao gồm Mexico, Campuchia và Myanmar.”
- WTR: “Luật sư Phạm Duy Khương là một chuyên gia tư vấn xuất sắc về đăng ký nhãn hiệu, thực thi nhãn hiệu cũng như là về Nhượng quyền thương mại.”
- Phí phù hợp với doanh nghiệp: không chỉ đảm bảo doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hiệu quả, ASL LAW còn đảm bảo phương án kinh phí hiệu quả, phù hợp nhất với doanh nghiệp.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN