Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Châu Phi như thế nào để tiết kiệm và đúng luật? Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết về: quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Châu Phi, lưu ý và thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Châu Phi để bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Châu Phi
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Châu Phi có thể được thực hiện qua hai tổ chức OAPI và ARIPO. Hai tổ chức sở hữu trí tuệ này liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ tại 27/54 quốc gia Châu Phi. Cả hai tổ chức đều đã thiết lập và áp dụng bảo hộ thương hiệu tại Châu Phi.
Sau khi đăng ký nhãn hiệu tại Châu Phi, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ tại các quốc gia đã đăng ký. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể sử dụng, chuyển nhượng hoặc phản đối nhãn hiệu tương tự được đăng ký.
OAPI
OAPI thành lập bởi hiệp ước Bangui vào năm 1977, bao gồm 17 thành viên. Các thành viên của hiệp ước này chủ yếu bao gồm các quốc gia nói ngôn ngữ Pháp ở Tây Phi; các quốc gia này gồm Benin, Burkina Faso, Cameroon, Central African Republic, Chad, Congo, Cote D’Ivoire, Comoros, Equatorial Guinea, Gabon, Guinea, Guinea-Bissau, Mali, Mauritania, Niger, Senegal và Togo.
Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua OAPI là tự động và thống nhất. Nhãn hiệu đăng ký tại OAPI mặc nhiên được coi là đã đăng ký ở tại các nước thành viên. Ngoài ra, các nước thành viên trong hệ thống OAPI không có hệ thống luật sở hữu trí tuệ riêng. Tại các quốc gia này, hiệp ước Bangui là bộ luật sở hữu trí tuệ chung cả khu vực.
Thời gian đăng ký một nhãn hiệu tại OAPI thường mất từ 10 tới 14 tháng. Thời hạn phản đối là sáu tháng tính từ ngày cấp văn bằng.
ARIPO
ARIPO là tổ chức sở hữu trí tuệ thành lập dựa trên hiệp ước Lusaka năm 1979. Hiệp ước này có vai trò tương đương với thỏa thuận đồng phát triển các vấn đề về SHTT với các nước thành viên. Tổ chức này còn được củng cố bằng nhiều thỏa ước khác xử lý các vấn đề liên quan tới từng quyền sở hữu trí tuệ độc lập; ví dụ như nghị định thư Banjul về nhãn hiệu 1993. ARIPO bao gồm các quốc gia Châu Phi nói tiếng anh; bao gồm Botswana, Eswatini, Lesotho, Liberia, Malawi, Mozambique, Namibia, Sao Tome and Principe, Tanzania, Uganda và Zimbabwe.
Khác với OAPI, đăng ký nhãn hiệu tại ARIPO yêu cầu chủ đơn chỉ định quốc gia. Nếu có một quốc gia phản đối nhãn hiệu, thì nhãn hiệu vẫn sẽ hiệu lực với các quốc gia được chỉ định khác. Ngoài ra, mỗi thành viên của ARIPO đều có luật nhãn hiệu riêng; ARIPO sẽ phải suy xét điều kiện nhãn hiệu tương ứng với quốc gia được chỉ định. Việc này có thể bao gồm việc phải tra cứu nhãn hiệu.
Thông thường, đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Châu Phi qua ARIPO mất từ 12 tới 18 tháng. Thời hạn phản đối là 3 tháng tính từ ngày công báo.
ARIPO có thể phức tạp hơn OAPI, nhưng lại chặt chẽ hơn, đảm bảo nhãn hiệu được bảo hộ tốt hơn so với OAPI. Bên cạnh hai hình thức này, nhãn hiệu có thể đăng ký qua hệ thống Madrid với các nước Châu Phi là thành viên của hiệp định này (Botswana, Gambia, Ghana, Kenya, Liberia, Malawi, Mozambique, Namibia và Zimbabwe.)
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Châu Phi
Thông thường, một hồ sơ nộp đăng ký nhãn hiệu tại Châu Phi cần
- Nhãn hiệu
- Mẫu nhãn hiệu
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu
- Giấy ủy quyền.
Ngoài ra, chủ đơn cần chuẩn bị các tài liệu phụ thuộc vào yêu cầu của các Điều ước quốc tế:
- Nghị định thư Madrid
- Nghị định thư Banjul 1993
- Hiệp ước Banjul 1977
Tại Sao Lại Sử Dụng Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Quốc Tế Tại Châu Phi Của ASL LAW
Uy tín của Hãng luật đăng ký nhãn hiệu quốc tế đã được khẳng định
ASL LAW được Legal500 xếp hạng là công ty sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam, đặc trưng bởi khả năng đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế, thông qua mạng lưới liên kết rộng khắp.
Legal500 2021: “Tại Công ty Luật ASL LAW, Luật sư điều hành đồng thời cũng là ‘luật sư ngôi sao’ Phạm Duy Khương đã có hơn mười năm kinh nghiệm trong các vấn đề thực thi Sở hữu trí tuệ. ASL LAW xử lý đầy đủ các dịch vụ bao gồm xác lập nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu quốc tế và xác lập quyền cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và sản phẩm tiêu dùng. ASL LAW có hoạt động xuyên biên giới và có các liên minh được thành lập trên các khu vực tài phán ASEAN khác bao gồm Lào, Campuchia và Myanmar.”
WTR: Luật sư Phạm Duy Khương là một chuyên gia tư vấn xuất sắc về đăng ký nhãn hiệu, thực thi nhãn hiệu cũng như là về Nhượng quyền thương mại.
Phí phù hợp với doanh nghiệp: không chỉ đảm bảo doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hiệu quả, ASL LAW còn đảm bảo phương án kinh phí hiệu quả, phù hợp nhất với doanh nghiệp.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về Đăng ký nhãn hiệu quốc tế và luật sở hữu trí tuệ.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN