Thông tin cơ bản về giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam, Không có giấy phép lao động thì bị phạt như thế nào?, Đối tượng nào được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam?, Những trường hợp nào được cấp lại giấy phép lao động?, Cần những giấy tờ gì để xin cấp lại giấy phép lao động?, cấp lại giấy phép lao động, giấy phép lao động, Thông tin cơ bản về giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, Thông tin cơ bản về giấy phép lao động, Thông tin cơ bản về giấy phép lao động cho người lao động, Thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động, giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, giấy phép lao động cho người nước ngoài

Thông tin cơ bản về giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Giấy phép lao động là văn bản pháp lý cho phép người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người lao động nước ngoài cũng như chủ doanh nghiệp muốn thuê người lao động nước ngoài vẫn chưa hoàn toàn nắm rõ về các vấn đề xung quanh giấy phép lao động. Chính vì vậy, bài viết này sẽ giải đáp các thông tin cơ bản về giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam và trả lời một số câu hỏi phổ biến nhất liên quan đến vấn đề này, chẳng hạn như: Ai là người đủ điều kiện để được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam? Điều kiện để được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam là gì? Nộp đơn xin cấp giấy phép lao động ở đâu? Chi phí để được cấp giấy phép lao động là bao nhiêu? Những trường hợp nào được cấp lại giấy phép lao động? Hồ sơ, thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?

Không có giấy phép lao động thì bị phạt như thế nào?

Giấy phép lao động là một loại giấy tờ cho phép người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam mà không bị chính phủ trừng phạt. Chính vì vậy, để có thể làm việc một cách hợp pháp tại Việt Nam, người sử dụng lao động cần sở hữu giấy phép lao động.

Trong giấy phép lao động phải ghi rõ thông tin về người lao động, bao gồm họ và tên, số hộ chiếu, ngày sinh, quốc tịch,… Giấy phép lao động cũng cần phải liệt kê tên và địa chỉ của tổ chức của người lao động nước ngoài và chức vụ của người lao động trong tổ chức đó. Ngoài ra, giấy phép lao động cũng là một trong số các giấy tờ cần thiết để người lao động nước ngoài có thể xin thẻ tạm trú 2 năm tại Việt Nam.

Mẫu giấy phép lao động

Nhìn chung, giấy phép lao động là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng đối với người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam, bởi theo quy định tại Điều 31 thì:

  • Người lao động nước ngoài làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật mà vẫn làm việc tại Việt Nam thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng hoặc bị trục xuất khỏi Việt Nam theo quy định của Bộ luật lao động 2019;
  • Người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng tùy theo số lượng người lao động vi phạm.

Để tránh bị phạt hành chính và những hậu quả liên quan, các doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài phải hoàn thành thủ tục xin giấy phép lao động trước khi người lao động nước ngoài đó bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp.

Đối tượng nào được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam?

Đối tượng đề nghị cấp mới giấy phép lao động được nêu rõ tại Nghị định số 152/2020/NĐ-CP về cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc Việt Nam. Theo đó, người lao động nước ngoài vào Việt Nam với các mục đích sau đây sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn cấp giấy phép lao động:

  • Thực hiện hợp đồng lao động;
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
  • Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
  • Chào bán dịch vụ;
  • Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tình nguyện viên;
  • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
  • Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
  • Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
  • Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, Nghị định 152 cũng cập nhật các trường hợp người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động, bao gồm:

  • Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
  • Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
  • Tình nguyện viên là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
  • Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
  • Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
  • Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia;
  • Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm;
  • Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật;
  • Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam;
  • Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
  • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
  • Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu.

Những trường hợp nào được cấp lại giấy phép lao động?

Giấy phép lao động là một trong năm điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo đó, để đảm bảo việc cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài trong trường hợp giấy phép lao động bị mất, bị hỏng hoặc cần thay đổi thông tin, Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP đã quy định các trường hợp cụ thể được cấp lại giấy phép lao động, bao gồm:

• Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất;

• Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng;

• Thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

Thông tin cơ bản về giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Như vậy, để được cấp lại giấy phép lao động, người lao động nước ngoài phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Giấy phép lao động thuộc một trong 03 trường hợp bị mất, bị hỏng, thay đổi thông tin về họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc;
  • Giấy phép lao động tại thời điểm cấp lại phải còn hiệu lực.

Cần những giấy tờ gì để xin cấp lại giấy phép lao động?

Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH năm 2021 quy định chi tiết những hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị để làm thủ tục cấp lại giấy phép lao động, bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP;
  • 02 ảnh màu (cỡ 4cm x 6cm, phông nền trắng, nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng kể từ ngày nộp;
  • Giấy phép lao động hợp lệ đã được cấp:
  • Giấy phép lao động bị mất phải có xác nhận của cơ quan Công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có giấy tờ chứng minh.
  • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, trừ trường hợp không cần giấy tờ chứng minh nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.

Thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động như thế nào?

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và hướng dẫn tại Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH năm 2021, thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động sẽ được thực hiện qua các bước sau:

  • Chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh bao gồm các giấy tờ đã nêu trên;
  • Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến. Nơi nộp hồ sơ là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Đến nhận lại giấy phép lao động đã được cấp lại.

Lưu ý:

Thông thường thì thủ tục cấp lại giấy phép lao động sẽ được giải quyết trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Người nước ngoài sẽ không phải trả lệ phí xin cấp giấy phép lao động. Phí này sẽ do chủ lao động thuê người lao động nước ngoài chi trả. Tùy từng địa phương mà lệ phí xin giấy phép lao động sẽ khác nhau (theo Thông tư 250/2016/TT-BTC).

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat