Luật sư Phạm Duy Khương tham gia đóng góp dự thảo sửa đổi luật sở hữu trí tuệ, Luật sư Phạm Duy Khương, đóng góp dự thảo sửa đổi luật sở hữu trí tuệ, dự thảo sửa đổi luật sở hữu trí tuệ, hội thảo “Góp ý dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ", Góp ý dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Công ty Luật nổi tiếng, Công ty Luật, công ty luật ASL Law, ASL Law

Luật sư Phạm Duy Khương tham gia đóng góp dự thảo sửa đổi luật sở hữu trí tuệ

Theo lời mời của Viện nghiên cứu lập pháp (NCLP) thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Luật sư Phạm Duy Khương đã tham gia phản biện với vai trò là chuyên gia Trong hội thảo “Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ”.

Đại diện của các Hiệp hội, trường đại học, Tòa án NDTC và các Công ty Luật trên khắp lãnh thổ Việt Nam đã cùng nhau tham gia thảo luận, góp ý mang tính xây dựng đối với dự thảo sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ – bản sửa đổi quan trọng nhất của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Hội thảo đã nghe 07 tham luận đến từ các đại diện của các tổ chức uy tín, tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:

  • Các quy định về thu hẹp các hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử phạt vi phạm hành chính;
  • Các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan;
  • Việc trao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ KH-CN sử dụng toàn bộ hoặc một phần phần ngân sách nhà nước;
  • Các quy định về quyền đối với giống cây trồng;
  • Một số điều của Luật SHTT nhằm đảm bảo thi hành các cam kết SHTT trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;
  • Đánh giá tổng quan đối với Dự thảo Luật (bố cục, kĩ thuật lập pháp, phần quy định chung và các phần khác…).

Góp mặt dưới hình thức trực tuyến do Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Luật sư Phạm Duy Khương tham gia đóng góp dự thảo sửa đổi luật sở hữu trí tuệ với vai trò là giám đốc điều hành của công ty luật ASL Law.

Luật sư Phạm Duy Khương tham gia đóng góp dự thảo sửa đổi luật sở hữu trí tuệ

Góp ý về một số nội dung sửa đổi, bổ sung tại Dự thảo, Luật sư Phạm Duy Khương đã đề xuất chia sẻ bổ sung, sửa đổi một số vấn đề chính sau:

  1. Quy định mới về nhãn hiệu âm thanh theo Khoản 1 Điều 72 Dự thảo;
  2. Thuật ngữ “dụng ý xấu” trong trường hợp hủy bỏ toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo Điểm a Khoản 1 Điều 96 Dự thảo;
  3. Vấn đề công nhận quyền tác giả là một căn cứ để từ chối nhãn hiệu đăng ký theo Khoản 2 Điều 74 Dự thảo;
  4. Quy định về bản mô tả kiểu dáng công nghiệp theo Điều 103 Dự thảo;

Quy định mới về nhãn hiệu âm thanh

Tại hội thảo, Luật sư Phạm Duy Khương cho rằng Luật SHTT hiện hành, mặc dù đã trải qua nhiều lần sửa đổi, vẫn còn có những quy định chưa đủ toàn diện và phù hợp với các quy định của các Điều ước Quốc tế, chẳng hạn như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đề cập đến đối tượng được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu, bao gồm cả âm thanh.

Luật sư Phạm Duy Khương tham gia đóng góp dự thảo sửa đổi luật sở hữu trí tuệ.

Trong khi đó, đối chiếu lại quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành, Khoản 1 Điều 72 quy định nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng điều kiện: “Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tốt đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”.

Như vậy, trong số các đối tượng được liệt kê đủ điều kiện được bảo hộ không có “âm thanh” – các đối tượng có thể nhận diện thông qua việc nghe (thính giác). Qua đó có thể thấy rằng quy định của pháp luật SHTT hiện nay đang bó hẹp trong việc nhận diện nhãn hiệu qua thị giác (phải nhìn thấy được). Điều này không phù hợp với yêu cầu đặt ra của các Điều ước Quốc tế và tạo nên rào cản đối với các chủ thể muốn tiến hành đăng ký nhãn hiệu âm thanh.

Dự thảo Luật SHTT đã đưa “âm thanh” là một dấu hiệu có đủ điều kiện để bảo hộ là nhãn hiệu. Tuy nhiên, dự thảo Luật yêu cầu dấu hiệu âm thanh phải được trình bày dưới dạng đồ họa. Theo Luật sư Phạm Duy Khương, quy định này có thể không rõ ràng và phức tạp trong quá trình thực thi. Luật sư Khương đề xuất rằng quy định này nên được cụ thể hóa là “dấu hiệu âm thanh được thể hiện dưới dạng nốt nhạc hoặc sóng âm thanh” để thực hiện khả thi hơn.

Luật sư Phạm Duy Khương cũng nhấn mạnh rằng, khi tiến hành đăng ký đối với nhãn hiệu âm thanh thì nên áp dụng linh hoạt. Nếu là âm nhạc phải thể hiện bằng các nốt nhạc trên khuông nhạc vì khuông nhạc là hình thức mô tả âm nhạc cụ thể và chính xác nhất, nếu người nộp đơn muốn thì có thể mô tả chi tiết thêm bằng từ ngữ, lời văn. Đối với âm thanh không phải là âm nhạc không thể hiện bằng nốt nhạc thì mô tả bằng từ ngữ, lời văn một cách chính xác, thống nhất với âm thanh được sử dụng thực tế làm nhãn hiệu.

Thuật ngữ “dụng ý xấu”

Khái niệm “dụng ý xấu” đã được nhắc đến tại Điều 96 như một căn cứ để hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Hiện tại, Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm này, cũng như chưa công nhận khái niệm này như một căn cứ để từ chối đăng ký nhãn hiệu.

Đây là một căn cứ quan trọng cũng như rất phổ biến trên thực tế khi nhiều bên thứ ba tiến hành đăng ký trước nhãn hiệu của các bên khác nhằm chiếm quyền.

Do đó, Luật sư Phạm Duy Khương đề xuất rằng dự thảo sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ nên được bổ sung các quy định nhằm xác định cơ bản khái niệm “dụng ý xấu”, công nhận khái niệm này như một căn cứ để từ chối nhãn hiệu đăng ký, cũng như bổ sung các quy tắc áp dụng.

Vấn đề công nhận quyền tác giả

Trong dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đã bước đầu được công nhận là một căn cứ để từ chối cho nhãn hiệu.

Tuy nhiên, quy định này trong dự thảo chưa thực sự hoàn chỉnh do phạm vi các đối tượng được coi là căn cứ từ chối còn hẹp. Theo dự thảo, chỉ có “tên gọi, hình ảnh của nhân vật, hình tượng trong tác phẩm” mà “đã được biết đến một cách rộng rãi trước ngày nộp đơn” mới được coi xem xét là căn cứ từ chối.

Qua đó, Luật sư Khương nhận thấy rằng với việc mở rộng đối tượng bảo hộ là nhãn hiệu âm thanh như đã đề cập đến ở trên, tranh chấp giữa “nhãn hiệu âm thanh” và “tác phẩm âm nhạc” hoàn toàn có thể xảy ra. Trong trường hợp đó, quy định theo dự thảo này sẽ không thể áp dụng để xử lý tình huống thực tế.

Ngoài ra, Luật sư Phạm Duy Khương cũng cho biết rằng việc quy định các tác phẩm phải “được biết đến một cách rộng rãi trước ngày nộp đơn” là không hợp lý. Chúng ta cần lưu ý rằng quyền tác giả và nhãn hiệu là hai học thuyết pháp luật hoàn toàn độc lập và bình đẳng. Việc quy định như vậy trong dự thảo hiện nay đang thể hiện sự bất bình đẳng, không công bằng khi đánh giá các đối tượng độc lập trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, khái niệm “một cách rộng rãi” cũng không được xác định cụ thể dẫn đến việc áp dụng trong thực tế có thể gây nhiều cách xử lý hoặc hiểu biết ngược nhau. Việc đi chứng minh đối tượng đó có được biết đến “một cách rộng rãi” là thuộc về người có quyền và lợi ích trực tiếp, liên quan hay là từ phía cơ quan cấp quyền tự đánh giá. Nếu để cơ quan cấp quyền tự đánh giá thì phải có tiêu chí hết sức cụ thể để tránh cảm tính trong quyết định cũng như là quá chủ động bảo vệ quyền lợi cho chủ thể khác, một vấn đề về cốt lõi là phải để chủ thể quyền lên tiếng.

Quy định về bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ đã sửa đổi Điều 103 (Yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp) để quy định tài liệu xác định kiểu dáng công nghiệp là bộ ảnh chụp, bản vẽ và bản mô tả bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp. Qua đó, yêu cầu đối với bản mô tả đã được đơn giản hóa.

Luật sư Phạm Duy Khương cho biết rằng quy định nhằm giản lược các yêu cầu liên quan đến bản mô tả Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) là cần thiết. Việc giản lược này vẫn được xem là bám trên tinh thần của quy định cũ, tức là cần nêu ra được đặc điểm tạo dáng đặc biệt của KDCN cũng như điểm khác biệt của KDCN so với các KDCN đã biết.

Tuy nhiên, trên thực tế bản mô tả KDCN được nộp tại Cục SHTT hiện không có mẫu chung, dẫn đến việc mỗi chủ đơn đều có cách trình bày riêng đối với bản mô tả KDCN. Việc đánh giá một bản mô tả KDCN có đáp ứng việc thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của KDCN hay không vẫn phụ thuộc vào cảm tính, nhận định chủ quan của các thẩm định viên tại Cục SHTT.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn về luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và quốc tế.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84983336069
    WhatsApp chat