Bộ Công Thương, Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 07/2022/TT-BCT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) trong hiệp định này, với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các ưu đãi từ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)
Hiệp định RCEP được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 05 nước đối tác là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand ký vào ngày 15/11/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Đây là dấu mốc quan trọng trong hội nhập kinh tế của các nước thành viên Hiệp định RCEP, góp phần đa phương hóa các hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các Hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Nội dung cam kết về lĩnh vực PVTM trong Hiệp định RCEP được quy định tại Chương 7, theo Cục PVTM, Bộ Công Thương cho biết trong đó có một số vấn đề kỹ thuật phức tạp như quy định cấm áp dụng phương pháp tính toán quy về không (zeroing), nghĩa vụ công bố các dữ kiện trọng yếu và xử lý thông tin mật trong điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và các cam kết cụ thể về biện pháp tự vệ chuyển tiếp…
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 07/2022/TT-BCT ngày 23 tháng 3 năm 2022 hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP, có hiệu lực từ ngày 8 tháng 5 năm 2022, với mục đích để hoàn thiện khung pháp lý nhằm thực thi các biện pháp PVTM theo quy định của Hiệp định RCEP. Thông tư số 07/2022/TT-BCT gồm 4 Chương 15 Điều.
Để triển khai các hoạt động phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp hiểu và có thể áp dụng Thông tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cục PVTM sẽ phối hợp với các hiệp hội và địa phương trong thời gian tới nhằm ổn định sản xuất kinh doanh trong bối cảnh Hiệp định đã bắt đầu có hiệu lực.
RCEP giúp tạo lập một thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài
Hiệp định RCEP sẽ tạo thành một thị trường với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, và quy mô GDP lên tới khoảng 26.200 tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu. Dự kiến, RCEP giúp tạo lập một thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, góp phần thúc đẩy việc thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam.
RCEP sẽ loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, sẽ thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định này cũng được thiết kế nhằm cắt giảm chi phí và thời gian cho các thương nhân khi cho phép họ xuất khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận nào mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia.
Theo tính toán dựa trên số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác xuất khẩu chính của Việt Nam tại khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN đều duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần vào sự tăng trưởng tích cực của xuất khẩu của Việt Nam. Ước kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này năm 2021 lần lượt là 56 tỷ USD tăng 14,51%, 21,7 tỷ USD tăng 13,61%, 19,8 tỷ USD 3%, 28,6 tỷ USD tăng 23,6%.
Tính đến hết tháng 8/2021, Australia đã trở thành 1 trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Australia đạt 8 tỷ USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia đạt 2,8 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2020; kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Australia đạt 5,2 tỷ USD, tăng 75,9% so với cùng kỳ năm 2020. Tính đến tháng 10/2021, tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – New Zealand ước đạt 1,08 tỷ USD tăng 23,15% so với cùng kỳ 2020. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang New Zealand đạt 534 triệu USD.
Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các ưu đãi từ Hiệp định RCEP cũng như chủ động bảo vệ sản xuất trong nước trong quá trình thực thi Hiệp định, Bộ Công Thương đã triển khai nội luật hóa các quy định của Hiệp định RCEP như hướng dẫn chi tiết về quy tắc xuất xứ và lĩnh vực PVTM.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN