xu hướng thắt chặt các quy định về vay nước ngoài tại Việt Nam, quy định về vay nước ngoài tại Việt Nam, thắt chặt các quy định về vay nước ngoài tại Việt Nam, thắt chặt các quy định về vay nước ngoài ,

Xu hướng thắt chặt các quy định về vay nước ngoài tại Việt Nam

Năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang xây dựng Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 12/2014/TT-NHNN quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh. Trong bản dự thảo này, Vietnam Chamber of Commerce and Industry – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã kiến nghị nhiều thay đổi theo xu hướng thắt chặt các quy định về vay nước ngoài tại Việt Nam. Với mong muốn khách hàng có thể cập nhật được những thay đổi mới, trong bài viết sau, ASL LAW sẽ phân tích các quy định về vay nước ngoài tại Việt Nam và chỉ ra những yếu tố quan trọng về vay nước ngoài trong bản dự thảo Thông tư.

Nội dung chính về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh theo Thông tư 12/2014/TT-NHNN.

Về tổng quan, Thông tư 12/2014/TT-NHNN được ban hành với vai trò là một công cụ quản lý nhà nước quan trọng để điều chỉnh hoạt động vay, nước ngoài theo hướng mở rộng hoặc thu hẹp quy mô vay nước ngoài, đảm bảo an toàn nợ nước ngoài của quốc gia.

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 219/2013/NĐ-CP về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được chính phủ bảo lãnh ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2013, vay nước ngoài là việc Bên đi vay nhận khoản tín dụng từ Người không cư trú thông qua việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận vay nước ngoài dưới hình thức hợp đồng vay, hợp đồng mua bán hàng trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ của Bên đi vay.

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 219/2013/NĐ-CP quy định vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, còn được biết đến như “vay nước ngoài tự vay, tự trả”, là việc Bên đi vay thực hiện vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ với bên cho vay nước ngoài.

Các quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh hiện hành được quy định chi tiết trong Thông tư 12/2014/TT-NHNN, ở phần dưới đây, ASL LAW sẽ điểm qua một số nội dung chính trong quy định này.

Vay nước ngoài có thể là khoản vay ngắn hạn, hay trung, dài hạn nước ngoài, Tuy nhiên, đây là khoản vay có điều kiện. Theo đó, quy định tại Điều 5 Thông tư 12/2014/TT-NHNN, Bên đi vay chỉ được phép vay nước ngoài để phục vụ các mục đích sau:

– Thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài của các đối tượng sau:

+ Của Bên đi vay;

+ Của doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp (chỉ áp dụng với trường hợp vay trung, dài hạn nước ngoài). Trong trường hợp này, giới hạn mức vay của Bên đi vay trên tổng kim ngạch vay phục vụ phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đó tối đa không vượt quá tỷ lệ góp vốn của Bên đi vay trong doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn.Trong đó, các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với phạm vi giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của Bên đi vay hoặc của doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp.

– Cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay mà không làm tăng chi phí vay.

Khoản vay nước ngoài của Bên đi vay phải được thoả thuận bằng văn bản, và phải được ký kết trước khi thực hiện giải ngân khoản vay.  Trừ trường hợp thoả thuận của  tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vay ngắn hạn nước ngoài có thể ký trước hoặc vào thời điểm thực hiện giải ngân.

Nhu cầu thay thế thông tư 12/2014/TT-NHNN quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được chính phủ bảo lãnh

Thông tư 12/2014/TT-NHNN quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được chính phủ bảo lãnh được xây dựng và ban hành từ năm 2014. Thông tư này quy định khung pháp lý cho việc giải quyết vấn đề vay nước ngoài, điều kiện vay nước ngoài cho doanh nghiệp không đạt được sự bảo lãnh của chính phủ, cùng những yếu tố khác về lĩnh vực tài chính.

Tuy nhiên, trải qua hơn 08 năm thi hành, trong thời gian này đã có nhiều sự thay đổi về quy định thành văn cũng như tình hình kinh tế xã hội nói chung. Một số quy định trong Thông tư 12/2014/TT-NHNN đã không còn phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác, cũng như tình hình thực tế liên quan đến vay nước ngoài.

Theo bản báo cáo thuyết minh của VCCI, trên thị trường Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng tận dụng mặt bằng lãi suất thấp trên thị trường quốc tế dẫn đến xu hướng vay nước ngoài gia tăng. Nhiều doanh nghiệp phải vay vốn từ công ty mẹ, công ty thành viên để hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh dẫn đến nguy cơ không đáp ứng chỉ tiêu về tổng hạn mức rút vốn ròng trung dài hạn và mức tăng dư nợ vay ngắn hạn nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.

Bên cạnh đó, việc thay thế Thông tư còn nhằm đảm bảo tương thích với hệ thống pháp luật có liên quan mới được ban hành. Thông tư 12/2014/TT-NHNN ban hành năm 2014 được xây dựng dựa trên Luật Đầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, cùng các văn bản quy phạm pháp luật khác có thể đã có sự thay đổi, bổ sung trong 17 năm qua. Hiện nay, Luật Đầu tư 2020 và Luật Doanh nghiệp 2020 đã thay thế Luật Đầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, dẫn đến việc các thuật ngữ, nội dung quy định tại Thông tư 12 không còn phù hợp.

Qua đó, để kiểm soát mức vay nước ngoài chặt chẽ hơn, duy trì các ngưỡng nợ an toàn được Quốc hội phê duyệt, hỗ trợ các nhu cầu sử dụng vốn vay nước ngoài hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng phương án quy định điều kiện vay chặt chẽ đối với hoạt động vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã soạn thảo dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 12/2014/TT-NHNN với mục tiêu ban hành các quy định chặt chẽ hơn, phù hợp với luật pháp hiện hành, giải quyết các vấn đề tồn đọng, phát sinh liên quan đến lĩnh vực vay nước ngoài tại Việt Nam, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Đánh giá các thay đổi về vay nước ngoài trong dự thảo Thông tư

Sau khi dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 12/2014/TT-NHNN quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được chính phủ bảo lãnh được ban hành, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã lấy ý kiến nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam về nội dung dự thảo. Sau đây là các yếu tố quan trọng đáng chú ý trong bản dự thảo Thông tư:

Thứ nhất, về điều kiện vay nước ngoài.

Dự thảo bổ sung các điều kiện đối với khoản vay nước ngoài bao gồm: “(i) áp dụng trần chi phí vay nước ngoài; (ii) thực hiện giao dịch phái sinh ngoại tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá; (iii) yêu cầu Bên đi vay lựa chọn tổ chức đại diện xử lý tài sản bảo đảm là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc tổ chức là pháp nhân thành lập tại Việt nam trong trường hợp khoản vay nước ngoài có tài sản bảo đảm trên lãnh thổ Việt Nam” so với Thông tư 12/2014/TT-NHNN.

Tuy rằng các thay đổi trên đã có giải trình giải thích nguyên do, trình bày cơ sở, nhưng chưa làm rõ tác động của các quy định trên đối với doanh nghiệp. Cụ thể về ảnh hưởng đến các khoản vay và ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến ngoại tệ, chỉ tiêu về tổng hạn mức rút vốn ròng trung dài hạn và mức tăng dư nợ vay ngắn hạn nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.

Thứ hai, về phương án sử dụng vốn vay.

Mục ii Điểm b khoản 2 Điều 5 dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 12/2014/TT-NHNN quy định một trong những nội dung của phương án sử dụng vốn vay nước ngoài: “ii) Đối với Bên đi vay không phải là Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi hoạt động hợp pháp của Bên đi vay sẽ sử dụng vốn vay nước ngoài; Bảng kê các khoản nợ ngắn hạn có nghĩa vụ phải trả trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm ký thỏa thuận vay nước ngoài mà Bên đi vay dự kiến sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài để thanh toán (đối với các khoản vay nước ngoài ngắn hạn)”

Trong đó, yêu cầu chứng minh, cung cấp “thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi hoạt động hợp pháp của Bên đi vay sẽ sử dụng vốn vay nước ngoài” chưa được giải thích rõ ràng, dẫn đến không có cách hiểu thống nhất khi áp dụng. Các doanh nghiệp không rõ cần phải cung cấp, nêu thông tin trong phạm vi nào? Liệu các doanh nghiệp áp dụng phương án sử dụng vốn vay ngoài cần nêu mọi thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp hay chỉ những thông tin hoạt động sản xuất, kinh doanh dự kiến sử dụng, liên quan đến khoản vốn vay ngoài?

Ngoài ra, mục iii điểm b khoản 2 Điều 5 dự thảo quy định về việc nêu, cung cấp thông tin đối với mục đích vay để cơ cấu khoản vay nước ngoài hiện hữu của bên đi vay được các doanh nghiệp cho ý kiến là không cần thiết. Bởi lẽ khoản vay nước ngoài hiện hữu đã phải trải qua quá trình cung cấp thông tin, xét duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền. Qua đó, việc cung cấp thông tin, chứng minh lại lần nữa sẽ kéo dài thời gian và thủ tục thực hiện – các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp lúc này, khi mà họ đang rất cần được giải ngân khoản vay càng sớm càng tốt.

Thứ ba, về chi phí vay nước ngoài.

Hiện tại, mức trần chi phí vay nước ngoài theo dự thảo Thông tư đang được quy định áp dụng cho cả Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Bên đi vay là các đối tượng khác tại Điều 9 Dự thảo. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng việc thắt chặt quy định về mức trần chi phí vay nước ngoài này cho cả 02 nhóm đối tượng là không cần thiết. Bởi lẽ mục đích của mức trần chi phí chỉ để kiểm soát khoản vay của các đối tượng khác không phải là tổ chức tín dụng.

Theo VCCI, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã phải tính toán mức chi phí này khi tuân thủ quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn. Trong thực tế áp dụng, chi phí vay nước ngoài của đối tượng này cũng thấp hơn so với đối tượng doanh nghiệp khác.

Qua đó, Ban soạn thảo dự thảo Thông tư có thể sửa đổi quy định này theo hướng cho phép Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể chủ động thương lượng các chi phí vay nước ngoài bảo đảm tỷ lệ an toàn theo Luật tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, một góc nhìn khác về mức trần chi phí vay là ở các khoản vay bổ sung, phát sinh của doanh nghiệp. Cụ thể, tại thời điểm ký thỏa thuận vay nước ngoài, có một số chi phí không thể được tính toán rõ ràng, chỉ có thể quy định một mức trung bình, chờ sửa đổi, bổ sung. Chính vì vậy, các chi phí này có thể gia tăng, vượt quá giới hạn trần chi phí vay, dẫn tới việc tuân thủ mức trần chi phí vay gặp khó khăn.

Thứ, về yêu cầu thực hiện giao dịch phái sinh ngoại tệ.

Đây là quy định mới tại Dự thảo và là sự tương thích với quốc tế, dựa trên khuyến nghị của IMF và kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới. Giao dịch phái sinh ngoại tệ là hợp đồng tài chính giữa người mua và người bán liên quan đến việc trao đổi hai loại tiền tệ vào một ngày trong tương lai theo một tỉ lệ nhất định. Quy định này nhằm mục tiêu hình thành thói quen bảo hiểm rủi ro ngoại tệ cho các bên đi vay, giảm rủi ro, thiệt hại cho doanh nghiệp trong trường hợp có các biến động về tỷ giá và diễn biến dòng vốn trên thị trường. Đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực đến điều hành tỷ giá, thị trường ngoại tệ của Ngân hàng nhà nước do các nhu cầu mua/bán ngoại tệ đột biến khi rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài.

Ban soạn thảo dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 12/2014/TT-NHNN cần nghiên cứu các ý kiến trên và sửa đổi, bổ sung các quy định, lường trước các khó khăn, vướng mắc phát sinh cho doanh nghiệp khi họ thực hiện vay vốn nước ngoài tại Việt Nam, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tính hợp lý, khả thi của Thông tư thay thế.

Q&A

Q: Trong thời gian hoạt động của mình, ASL LAW đã từng giúp đỡ khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam thực hiện thủ tục vay nước ngoài chưa? Nếu có, mong ASL có thể cho biết một vài thông tin cơ bản của vụ việc (giấu tên) và vai trò của ASL trong vụ việc, bảo vệ quyền lợi của khách hàng của mình.

Liên quan đến thủ tục vay nước ngoài, ASL LAW đã từng nhận được yêu cầu tư vấn từ khách hàng về vấn đề mức lãi suất vay nước ngoài cũng như thắc mắc về việc Đồng tiền vay. Để giúp đỡ khách hàng giải quyết được thắc mắc này thì ASL LAW đã tư vấn như sau:

Đầu tiên, về mức lãi suất thực hiện khoản vay nước ngoài được xác định như sau:

Để có thể thực hiện thủ tục vay nước ngoài thì trước tiên khách hàng cần đáp ứng điều kiện theo quy định tại Thông tư 12/2014/TT-NHNN thì có thể vay. Theo Điều 9 Thông tư này, mức lãi suất sẽ do các bên thoả thuận, chỉ khi cần thiết, Thống đốc NHNN mới quyết định và công bố mức trần cho chi phí vay nước ngoài (trong chi phí này bao gồm mức lãi suất vay), nhưng hiện tại không có quy định nào giới hạn về mức trần nói trên.

Thứ hai về thắc mắc liên quan đến đồng tiên vay, liệu có thể là Đồng Việt Nam hay bắt buộc phải là ngoại tệ.

Căn cứ Điều 7 Thông tư 12/2014/TT-NHNN quy định về đồng tiền vay nước ngoài, đồng tiền vay nước ngoài là ngoại tệ. Vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam chỉ được thực hiện trong 03 trường hợp”

– Bên đi vay là tổ chức tài chính vi mô;

– Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vay từ nguồn lợi nhuận được chia bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại Bên đi vay;

– Các trường hợp khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất cần thiết của từng trường hợp.

Một lưu ý khác đối với doanh nghiệp, khi doanh nghiệp vay để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp khác mà mình góp vốn, mức vay tối đa không vượt quá tỷ lệ góp vốn của Bên đi vay vào doanh nghiệp đó.

Ngoài ra, ASL Law xin gửi một số lưu ý cho các doanh nghiệp khi thực hiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh như sau:

  • Với vay ngắn hạn nước ngoài đó là phải sử dụng khoản vay đúng mục đích. Doanh nghiệp không được vay ngắn hạn cho các mục đích sử dụng vốn trung, dài hạn.
  • Với vay trung, dài hạn nước ngoài, khi doanh nghiệp có dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn (gồm cả dư nợ vay trong nước) của Bên đi vay phục vụ cho dự án đó tối đa không vượt quá phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư và vốn góp ghi nhận tại giấy chứng nhận đầu tư.

Bài viết liên quan: 

  1. Quy định pháp luật về trái phiếu doanh nghiệp và những giải pháp để bảo vệ nhà đầu tư trái phiếu

  2. Quy định về xếp hạng tín nhiệm trái phiếu tại Việt Nam

  3. Yêu cầu mới đối với giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

  4. Những kẽ hở và rủi ro cản trở phát triển thị trường trái phiếu

  5. Tăng thuế với giao dịch chứng khoán tại Việt Nam cần được nghiên cứu thận trọng

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về dịch vụ tư vấn pháp lý về tài chính và ngân hàng tại Việt Nam:

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệ

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    Đăng ký thương hiệu quốc tế

    Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

    Quy trình đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu như thế nào

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Cách thức đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu

    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nào

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào

    Đăng ký nhãn hiệu mới

    Đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Luật sư sở hữu trí tuệ

    Đăng ký nhãn hiệu công ty

    Đăng ký nhãn hiệu logo

    Đăng ký sáng chế

    Dịch Vụ đăng ký sáng chế

    Đăng ký độc quyền sáng chế

    Đăng ký bản quyền tác giả

    Đăng ký bản quyền phần mềm

    Thủ tục đăng ký bản quyền

    Đăng ký bản quyền

    Đăng ký bản quyền bài hát

    Công ty luật sở hữu trí tuệ

    Đại diện sở hữu trí tuệ

    Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài

    Đăng ký thương hiệu

    Đăng ký thương hiệu độc quyền

    Phí đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký thương hiệu

    Đăng ký thương hiệu như thế nào

     

    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***

     

     

    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup

     

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam

     

    Đăng ký sáng chế

    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam

     

    Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

    Mở công ty tại Việt Nam

     

    Tư vấn tài Chính – Ngân hàng

    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam

     

    Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng

    Dịch vụ sở hữu trí tuệ

     

    Pháp lý về lao động và việc làm

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

     

    Tư vấn giải quyết tranh chấp

    Đăng ký bản quyền

     

    Tư vấn nhượng quyền thương mại

    Công ty luật tại Hà Nội

     

    Công ty luật tại Hồ Chí Minh

    Văn phòng luật tại Hồ chí minh

     

    Tư vấn pháp lý thường xuyên

    Công ty luật sở hữu trí tuệ

     

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat