Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng khi gặp sự kiện bất khả kháng, hai bên cần cân nhắc trách nhiệm pháp lý gì, đặc biệt là trong bối cảnh Covid 19?
Bên bị vi phạm có thể từ chối thực hiện hợp đồng được quy định ở khoản 2 điều 296 Luật Thương mại. Bên cạnh đó, khoản 2 điều này cũng quy định rõ ràng rằng trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.
Vì vậy, trường hợp chấm dứt hợp đồng này khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ của nhau và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận mà không có bất cứ trách nhiệm pháp lý nào mà hai bên phải chịu cả.
Bên cạnh đó, khoản 2 điều 351 BLDS quy định rằng trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Bộ luật dân sự quy định chung về những vấn đề của hợp đồng và trong điều này có thể thấy mặc dù sự kiện bất khả kháng xảy ra nhưng pháp luật vẫn tôn trọng sự thỏa thuận của đôi bên.
Chính vì vậy, nếu 2 bên thỏa thuận trong hợp đồng rằng ngay cả trường hợp BKK quy định trong hợp đồng xảy ra thì HĐ vẫn phải thưc hiện thì nếu một bên không thực hiện thì vẫn phải chịu trách nhiệm cho việc không thực hiện HĐ của mình.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN