nội dung luật sở hữu trí tuệ mới, thay đổi nổi bật của dự thảo luật sở hữu trí tuệ, dựa thảo luật sở hữu trí tuệ, những thay đổi của luật sở hữu trí tuệ, những thay đổi của dự thảo luật sở hữu trí tuệ, điểm chính của luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, điểm chính của dự thảo luật sở hữu trí tuệ

Những thay đổi lớn của dự thảo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

Chính phủ Việt Nam vừa đề xuất sửa 7 nhóm chính sách về sở hữu trí tuệ trước quốc hội. Theo đó, những sửa đổi được ghi nhận sẽ tạo ra một thay đổi lớn về luật sở hữu trí tuệ Việt nam. Dưới đây là những vấn đề lớn mà luật sở hữu trí tuệ sửa đổi đề cập đến:

1. Xử lý hình sự về tội Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mà không cần có yêu cầu của bị hại

Đây là một trong những điều nổi bật của đề nghị sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự lần này liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Theo đó, Khoản 1 điều 155 được đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng cho phép cơ quan có thẩm quyền có thể khởi tố vụ án hình sự về tội Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mà không cần yêu cầu của bị hại.

Theo Ủy ban Tư pháp, khoản 1 điều 226 Bộ Luật hình sự quy định tội Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với cả nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Hiệp định CPTPP quy định, các quốc gia thành viên cho phép cơ quan có thẩm quyền có thể chủ động thực hiện hành động pháp lý mà không cần có khởi kiện chính thức từ người thứ ba hay chủ thể quyền với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu.

Hiệp định không đặt ra yêu cầu đối với chỉ dẫn địa lý. Như vậy, nếu sửa đổi, bãi bỏ nội dung dẫn chiếu đến toàn bộ khoản 1 điều 226 của Bộ luật hình sự như đề nghị sẽ mở rộng hơn so với yêu cầu của Hiệp định CPTPP.

Qua thảo luận, đa số ý kiến Ủy ban tư pháp đề nghị chỉ sửa đổi khoản 1 điều 155, khoản 8 điều 157 của Bộ luật tố tụng hình sự để bãi bỏ nội dung dẫn chiếu tới khoản 1 điều 226 của Bộ luật hình sự về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, không sửa đổi quy định liên quan đến chỉ dẫn địa lý.

Chính sách hình sự nhất quán từ trước đến nay là với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về chỉ dẫn địa lý (thuộc loại tội ít nghiêm trọng) quy định tại khoản 1 các điều tương ứng của Bộ luật hình sự thì chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại. Điều này dựa trên cơ sở cân nhắc lợi ích của bị hại, dành cho họ quyền lựa chọn xử lý hoặc không xử lý bằng biện pháp hình sự.

Trường hợp phạm tội có mức độ nghiêm trọng hơn thuộc khoản 2 điều này thì theo quy định của pháp luật tố tụng từ trước đến nay, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chủ động khởi tố mà không phụ thuộc vào yêu cầu khởi tố của bị hại.

2. Nhãn hiệu

2.1 Thêm đối tượng được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu: Nhãn hiệu âm thanh

Quy định sửa đổi bổ sung Khoản 1 Điều 72: Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: “1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa.”

Khi công nhận âm thanh là một loại nhãn hiệu thì vấn đề đánh giá, công nhận nhãn hiệu là một thách thức lớn với cơ quan nhà nước. Bởi lẽ cần xác định rõ loại âm thanh như thế nào mới đủ tiêu chuẩn điều kiện đăng ký, các âm thanh ở mức quá đơn giản như tiếng chuông báo thức, tiếng chim hót… có được bảo hộ là nhãn hiệu không?

2.2 Về thuật ngữ “dụng ý xấu” quy định bổ sung tại Điểm a Khoản 1 Điều 96

Khái niệm “dụng ý xấu” đã được nhắc đến tại Điều 96 như một căn cứ để hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Cụ thể, Dự thảo đưa ra như sau:

“43. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 96 như sau: 

a) Sửa đổi khoản 1, bổ sung khoản 1a như sau:

“1. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a) Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu;”

2.3 Về việc công nhận “quyền tác giả” là một căn cứ để từ chối nhãn hiệu đăng ký

Trong dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đã bước đầu được công nhận là một căn cứ để từ chối cho nhãn hiệu. Cụ thể, dự thảo đưa ra như sau:

“33. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của khoản 2, Điều 74 như sau:

[…]

h) Bổ sung điểm o, điểm p như sau:

[…]

p) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên gọi, hình ảnh của nhân vật, hình tượng trong tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả của người khác đã được biết đến một cách rộng rãi trước ngày nộp đơn, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.”

Luật sư Phạm Duy Khương trình bày tham luận tại hội thảo góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung luật sở hữu trí tuệ theo lời mời của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội
Luật sư Phạm Duy Khương trình bày tham luận tại hội thảo góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung luật sở hữu trí tuệ theo lời mời của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội

3. Sáng chế & Kiểu dáng

Khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra từ ngân sách Nhà nước, bổ sung một số quy định nhằm kiểm soát sáng chế có sử dụng nguồn gene và tri thức truyền thống về nguồn gene. Cụ thể như sau:

3.1 Sửa đổi khoản 1 Điều 60 (Tính mới của sáng chế) để làm rõ sáng chế trong đơn đăng ký sáng chế có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên muộn hơn cũng bị coi là mất tính mới nếu đã được bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó.

3.2 Sửa đổi Điều 86 (Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí) để phù hợp với Điều 86a; quy định rõ tổ chức, cá nhân quản lý nguồn gen cũng được coi là tổ chức đầu tư.

3.3 Bổ sung Điều 86a quy định quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước thuộc về tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ và tổ chức này sẽ trở thành chủ sở hữu; bổ sung Điều 133a quy định về việc Nhà nước giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác hoặc thực hiện công bố công khai để tránh tình trạng tổ chức, cá nhân khác đăng ký gây cản trở việc khai thác); Điều 136a (nghĩa vụ của tổ chức chủ trì; bổ sung khoản 6 Điều 139 về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).

3.4 Bổ sung Điều 89a quy định về việc sáng chế được tạo ra toàn bộ tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân Việt Nam nếu thuộc các lĩnh vực kỹ thuật có tác động đến an ninh, quốc phòng thì chỉ được nộp đơn đăng ký sáng chế ở nước ngoài khi đã nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam và đã kết thúc thời hạn 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đó không được xác định là sáng chế mật hoặc trong trường hợp sáng chế được xác định là bí mật Nhà nước thì chỉ được nộp đơn ra nước ngoài theo hướng dẫn của Chính phủ.

3.5 Bổ sung Điều 131a về cơ chế đền bù cho chủ sở hữu sáng chế vì sự chậm trễ trong việc cấp phép lưu hành dược phẩm theo cơ chế không phải nộp phí sử dụng văn bằng bảo hộ cho khoảng thời gian bị chậm như đã được thể hiện trong Nghị quyết 102/2020/QH14 về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA.

3.6 Bổ sung điểm d, khoản 1 Điều 145 (Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế) về căn cứ chuyển giao bắt buộc, theo đó có thể yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng đối với sáng chế để đáp ứng nhu cầu của nước nhập khẩu đủ điều kiện theo quy định của Hiệp định TRIPS.

3.7 Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 146 (Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc) theo cơ chế của Điều 31bis Hiệp định TRIPS.

3.8 Sửa đổi khoản 1 Điều 147 (Thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc), để bổ sung trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 145 của Luật này.

4. Về phần Quyền tác giả, quyền liên quan

Phần về bản quyền là phần sửa đổi nhiều nhất trong dự thảo sửa đổi luật sở hữu trí tuệ. Bảo đảm quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan.

Các quy định liên quan đến xác định chủ thể nắm giữ quyền tài sản (chủ sở hữu, tác giả, người biểu diễn) được quy định rõ ràng và cụ thể.

Ví dụ:

  • Sửa đổi, bổ sung một số khái niệm tại Điều 4 (Giải thích từ ngữ), cụ thể là các khái niệm “tác phẩm phái sinh”, “tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố”, “sao chép”, “phát sóng”, “kiểu dáng công nghiệp”,”nhãn hiệu nổi tiếng”, “chỉ dẫn địa lý”; Bỏ khái niệm “nhãn hiệu liên kết”; Bổ sung các từ ngữ “tiền bản quyền”, “biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền”, “thông tin quản lý quyền” và “truyền đạt tới công chúng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình”, “sáng chế mật”.
  • Bổ sung Điều 198a (Giả định về quyền tác giả, quyền liên quan) nhằm quy định rõ hơn về tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng, nhà sản xuất tác phẩm điện ảnh, nhà xuất bản, tạo thuận lợi cho thực tiễn thi hành và nâng cao hiệu quả của hoạt động thực thi bảo vệ quyền theo thực thi cam kết quốc tế, đồng thời luật hóa quy định tại Điều 6 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP về nội dung giả định về QTG, QLQ.
  • Bổ sung Điều 198b (Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông) để phù hợp với cam kết tại Hiệp định EVFTA; quy định rõ các trường hợp miễn trừ trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xâm phạm QTG, QLQ.
  • Bổ sung Điều 13a (Tác giả, đồng tác giả), theo đó quy định về những người được coi là tác giả, đồng tác giả.
  • Sửa đổi Điều 19 (Quyền nhân thân), theo đó làm rõ nội dung các quyền đứng tên trên tác phẩm, được nêu tên khi tác phẩm được công bố, sử dụng trừ trường hợp bắt buộc do cách thức sử dụng tác phẩm v.v..
  • Sửa đổi Điều 20 (Quyền tài sản), theo đó làm rõ nội dung các quyền biểu diễn; quyền sao chép và trường hợp không áp dụng quyền sao chép; quyền phát sóng, truyền đạt; quyền phân phối, nhập khẩu để phân phối và trường hợp không áp dụng quyền phân phối; quyền cho thuê.
  • Sửa đổi Điều 21 (Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu), theo đó quy định rõ từng nhóm người tham gia sáng tạo được hưởng các quyền tương ứng với sự đóng góp của họ trong việc sáng tạo tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu; đồng thời luật hóa quy định tại Nghị định số 22/2018/NĐ-CP[1] về tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu có thể thỏa thuận với biên kịch, đạo diễn về việc đặt tên, sửa chữa tác phẩm.
  • Sửa đổi Điều 22 (Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu), theo đó mở rộng phạm vi “chương trình máy tính” đối với thiết bị; đồng thời luật hóa quy định tại Nghị định số 22/2018/NĐ-CP về việc tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính có thể thỏa thuận bằng văn bản về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính và tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính có thể làm một bản sao dự phòng.
Luật sư Phạm Duy Khương trình bày tham luận tại hội thảo góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung luật sở hữu trí tuệ theo lời mời của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội
Luật sư Phạm Duy Khương trình bày tham luận tại hội thảo góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung luật sở hữu trí tuệ theo lời mời của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội

5. Mở rộng ngoại lệ quyền

Bảo đảm mức độ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Chính phủ đề xuất bổ sung một số trường hợp ngoại lệ và các giới hạn quyền tác giả, quyền liên quan nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên liên quan.

5.1 Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền bao gồm:

a) Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại, trừ trường hợp sao chụp toàn bộ hoặc phần trọng yếu của tác phẩm hoặc sao chép bằng thiết bị sao chép tự động hoặc các thiết bị sao chụp khác được cài đặt để sử dụng công cộng;

b) Sao chụp hợp lý một phần tác phẩm nhằm mục đích giảng dạy trực tiếp của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại, trừ trường hợp tác phẩm được công bố để giảng dạy;

c) Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong các ấn phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy. Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ học sinh, sinh viên và giáo viên tham gia học tập, giảng dạy trong buổi học đó mới có thể tiếp cận các tác phẩm này;

d) Sử dụng tác phẩm trong hoạt động công vụ của các cơ quan nhà nước;

đ) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, giới thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; để giảng dạy; để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát sóng, phim tài liệu;

e) Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại, bao gồm: sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản; sao chép hợp lý một phần tác phẩm cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập; sao chép hoặc truyền tải tác phẩm được lưu giữ để sử dụng trong các thư viện liên quan thông qua mạng máy tính;

g) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, hoạt động tuyên truyền cổ động không nhằm mục đích thương mại;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng;

k) Sao chép bằng cách đăng tải lại trên báo, ấn phẩm định kỳ, phát sóng hoặc các hình thức truyền thông khác tới công chúng những bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác được trình bày trước công chúng trong phạm vi phù hợp với mục đích thông tin;

l) Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phát sóng sự kiện nhằm mục đích đưa tin thời sự trong đó có sử dụng tác phẩm được nghe thấy, nhìn thấy trong sự kiện đó.

m) Người khuyết tật nhìn, người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và người khuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông thường (sau đây gọi là người khuyết tật), người trông nom, chăm sóc cho người khuyết tật, tổ chức được Chính phủ cho phép sử dụng tác phẩm theo quy định tại Điều 25a của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

3. Việc sao chép quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật, chương trình máy tính; làm tuyển tập, hợp tuyển các tác phẩm.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

5.2 Ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật

Đây là một bước tiến của Việt Nam trong dự thảo sửa đổi lần này. Cụ thể như sau:

  1. Người khuyết tật, người trông nom, chăm sóc cho người khuyết tật được quyền sao chép, biểu diễn, truyền đạt tác phẩm dưới định dạng bản sao dễ tiếp cận của tác phẩm khi có quyền tiếp cận hợp pháp với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
  2. Bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận là bản sao của tác phẩm được thể hiện bằng một phương thức hay định dạng khác dành cho người khuyết tật.
  3. Bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận chỉ được sử dụng cho mục đích cá nhân của người khuyết tật và có thể có những điều chỉnh phù hợp đối với tác phẩm khi làm bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận nhưng không được có thay đổi nào khác ngoài những thay đổi cần thiết để người khuyết tật có thể tiếp cận tác phẩm.
  4. Tổ chức được Chính phủ cho phép có quyền sao chép, phân phối, biểu diễn, truyền đạt tác phẩm dưới định dạng bản sao dễ tiếp cận của tác phẩm khi có quyền tiếp cận hợp pháp bản gốc hoặc bản sao tác phẩm và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
  5. Tổ chức được Chính phủ cho phép có quyền phân phối hoặc truyền đạt các bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận của tác phẩm tới tổ chức tương ứng theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu quyền.
  6. Tổ chức được Chính phủ cho phép có quyền phân phối hoặc truyền đạt các bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận của tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này tới người khuyết tật theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu quyền.
  7. Trước khi phân phối hoặc truyền đạt, tổ chức này phải áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo các bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận này không được sử dụng cho bất cứ đối tượng nào khác ngoài người khuyết tật.
  8. Người khuyết tật hoặc người trông nom, chăm sóc cho người khuyết tật hoặc một tổ chức được Chính phủ cho phép tạo bản sao tác phẩm ở định dạng dễ tiếp cận quy định tại khoản 1 Điều này có quyền nhập khẩu bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận của tác phẩm từ các tổ chức tương ứng theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên vì lợi ích của người khuyết tật mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu quyền.
  9. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, trình tự, thủ tục cho phép tổ chức thực hiện các quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.”

6. Giữ nguyên cơ chế xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo phương án biện pháp xử phạt hành chính chỉ áp dụng với các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng. Các hành vi xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh và cạnh tranh không lành mạnh sẽ chỉ bị xử lý bằng biện pháp dân sự. Tuy nhiên, phương án cuối cùng được thông qua là giữ nguyên cơ chế xử lý xâm phạm hiện tại, cụ thể là giữ nguyên quy định hiện hành là xử phạt hành chính đối với tất cả các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn về luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và quốc tế.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệ

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    Đăng ký thương hiệu quốc tế

    Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

    Quy trình đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu như thế nào

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Cách thức đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu

    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nào

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào

    Đăng ký nhãn hiệu mới

    Đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Luật sư sở hữu trí tuệ

    Đăng ký nhãn hiệu công ty

    Đăng ký nhãn hiệu logo

    Đăng ký sáng chế

    Dịch Vụ đăng ký sáng chế

    Đăng ký độc quyền sáng chế

    Đăng ký bản quyền tác giả

    Đăng ký bản quyền phần mềm

    Thủ tục đăng ký bản quyền

    Đăng ký bản quyền

    Đăng ký bản quyền bài hát

    Công ty luật sở hữu trí tuệ

    Đại diện sở hữu trí tuệ

     

    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***

    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup

     

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam

     

    Đăng ký sáng chế

    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam

     

    Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

    Mở công ty tại Việt Nam

     

    Tư vấn tài Chính – Ngân hàng

    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam

     

    Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng

    Dịch vụ sở hữu trí tuệ

     

    Pháp lý về lao động và việc làm

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

     

    Tư vấn giải quyết tranh chấp

    Đăng ký bản quyền

     

    Tư vấn nhượng quyền thương mại

     

     

    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat