Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu, quy trình xử lý xâm phạm nhãn hiệu, xử lý vi phạm nhãn hiệu, xử lý xâm phạm nhãn hiệu, vi phạm nhãn hiệu, xâm phạm nhãn hiệu, thủ tục xử lý vi phạm nhãn hiệu, thủ tục xử lý xâm phạm nhãn hiệu

Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu?

Vi phạm nhãn hiệu là một trong những hành vi ảnh hưởng trực tiếp tới quyền sở hữu trí tuệ của một chủ thể. Vậy thế nào là vi phạm nhãn hiệu và quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu như thế nào?

Thế nào là vi phạm nhãn hiệu/xâm phạm nhãn hiệu

Vi phạm nhãn hiệu, hay xâm phạm nhãn hiệu đã được quy định trong khoản 1, Điều 129 văn bản hợp nhất 2019 luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005. Cơ bản các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bao gồm:

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ được bảo hộ cho cùng danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký tương tự hoặc liên quan tới nhau, gây nhầm lẫn về gốc gác, xuất xứ;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng.

Ngoài ra, các hành vi xâm phạm tới quyền đối với nhãn hiệu còn được quy định tại điều 11 nghị định 99/2013/NĐ-CP. Điều 11 quy định về hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu cho mục đích kinh doanh:

  • Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
  • Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi ở điểm trên.

Thực trạng vi phạm nhãn hiệu tại Việt Nam

Tuy Việt Nam đã có những quy định về Sở Hữu Trí Tuệ từ những năm 1995 (một chương trong Bộ Luật Dân Sự), thực tế cho thấy các hành vi vi phạm quyền đối với nhan hiệu vẫn xảy ra một cách tràn làn và vô cùng khó kiểm soát.

Theo nghiên cứu từ Bộ Khoa Học và Công Nghệ, tình hình vi phạm nhãn hiệu đang ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng. Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bao gồm: hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền SHCN trên hàng hóa, biển hiệu, phương tiện kinh doanh, gần đây đang xuất hiện ngày càng nhiều hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trong tên doanh nghiệp, tên thương mại; hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên mẫu nhãn, kiểu dáng bao bì sản phẩm (Bộ Thanh Tra).

Theo Bộ Thanh Tra, năm 2018 đã thanh tra, xử lý đối với 40 đối tượng vi phạm về SHCN, tổng số tiền phạt là 366,2 triệu đồng. Tính đến 09 tháng đầu năm 2019, số lượng đơn Thanh tra Bộ KH&CN đã tiếp nhận khoảng hơn 90 đơn trong khi đó đã giải quyết được 72 đơn đề nghị xử lý vi phạm về SHCN (gấp đôi số lượng đơn giải quyết của  năm ngoái), trong đó đã tiến hành 46 cuộc thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính 20 đối tượng vi phạm với tổng số tiền phạt 730,4 triệu đồng. Và con số này đang có dấu hiệu tăng lên trong năm 2020-2021.

Nguyên nhân là do người dùng vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về quyền sở hữu trí tuệ.

Vi phạm nhãn hiệu bị xử phạt ra sao?

Đối với hành vi xậm phạm quyền đối với nhãn hiệu, người xâm phạm có thể bị chịu trách nhiệm hành chính, dân sự và hình sự trước pháp luật.

Trách nhiệm hành chính

Mức phạt được quy định tại Nghị Định 99/2013/NĐ-CP. Mức phạt cao nhất với cá nhân là 250 triệu đồng, với pháp nhân là 500 triệu đồng. Bên cạnh đó còn phải áp dụng các biện pháp áp dụng khắc phục hậu quả.

Chi tiết về mức phạt đối với hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu đối với giá trị từng hàng hóa được quy định cụ thể tại điều 11 Nghị Định 99/2013/NĐ-CP.

Cơ quan chức năng xử lý hàng giả

Trách nhiệm dân sự

Điều 202 của Luật sở hữu trí tuệ quy định để xử lý tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm QSHTT nói chung, tòa án có quyền áp dụng các biện pháp dân sự:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại, không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Trách nghiệm hình sự

Theo Điều 226 bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 quy định về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu

Bước 1: Thu thập thông tin, Lập vi bằng

Việc lập vi bằng không bắt buộc nhưng để đảm bảo bên vi phạm không gỡ bỏ bằng chứng về hành vi vi phạm, nên tiến hành lập vi bằng hành vi xâm phạm, đặc biệt là đối với trang web có chứa nhãn hiệu và thông tin vi phạm tại văn phòng thừa phát lại.

Bước 2: Giám định hành vi vi phạm nhãn hiệu

Để có căn cứ chắc chắn nhất trong việc xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Quý Công ty, Quý Công ty nên yêu cầu Viện khoa học sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPRI) thực hiện việc giám định sở hữu công nghiệp để xác định hành vi của bên nghi ngờ vi phạm có bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không? lưu ý rằng đây không phải là hoạt động bắt buộc nhưng VIPRI với tư cách là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và công nghệ và là đơn vị duy nhất có chức năng giám định sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật thì kết luận giám định của cơ quan này là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền làm căn cứ giải quyết vụ việc hoặc để các bên có liên quan giải quyết tranh chấp phát sinh.

Bước 3: Gửi thư cảnh báo

Cũng là không bắt buộc nhưng có thể tiết kiệm thời gian, chi phí nếu bên vi phạm có thái độ hợp tác, thiện chí để xử lý vụ việc.

Gửi thư cảnh báo đến bên bị nghi ngờ thực hiện hành vi phạm và yêu cầu họ:

  • Ngừng ngay lập tức việc thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
  • Loại bỏ các yếu tố xâm phạm;
  • Tiêu hủy tài liệu, bảng hiệu, giấy tờ giao dịch, sản phẩm… có gắn yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đang xử lý;…

Ngoài ra, nếu hành vi xâm phạm xảy ra trên facebook hoặc youtube, có thể report vi phạm với các bên này.

Bước 4: Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật

Tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm mà Quý công ty có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Với phương án này, chúng tôi sẽ yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. (xem thẩm quyền xử lý trong Nghị định)

Bước 5: Khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền hoặc nộp đơn tố cáo nếu thấy đủ yếu tố cấu thành tội xâm phạm quyền SHTT theo luật hình sự.

Khởi kiện bên bị nghi ngờ thực hiện hành vi vi phạm ra tòa án có thẩm quyền và yêu cầu họ thực hiện một hoặc một số hoặc tất cả các công việc sau đây:

  • Xin lỗi và cải chính thông tin công khai trên các website mà bên bị nghi ngờ đang quản lý;
  • Bồi thường thiệt hại đối với các thiệt hại thực tế mà Quý Công ty đã phải gánh chịu (bao gồm các các chi phí đã bỏ ra để giải quyết công việc)

Các giải pháp để ngăn ngừa, bảo vệ nhãn hiệu trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhiều cá nhân, tổ chức có thể lợi dụng xâm phạm quyền với nhãn hiệu là do sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng. Trên thực tế, tại Việt Nam không có ít những người chỉ quan tâm đến giá rẻ, mà ngó lơ tới chất lượng và nhãn hiệu. Nhờ vậy mà vô tình tạo một thị trường béo bở, tạo cơ hội cho kẻ xấu có cơ hội làm giả, làm nhái sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu nổi tiếng.

Vì vậy, giải pháp đầu tiên chính là nâng cao nhận thức của cộng đồng về quyền đối với nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung.

Bên cạnh đó, chủ thể sở hữu nhãn hiệu cũng phải luôn cảnh giác với các quy cơ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình. Các công ty cần phải gia tăng quảng bá, làm nổi bật nhãn hiệu và hình ảnh của mình trong mắt người tiêu dùng; như vậy có thể hạn chế được các hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu mà chủ thể đang sở hữu. Ngoài ra, chủ thể cần phải điều tra, giám sát thị trường và bảo quản hàng hóa chặt chẽ. Như vậy mới có cơ hội phát hiện ra hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, vừa hỗ trợ các cơ quan quản lý thị trường, vừa đảm bảo các sản phẩm tốt nhất tới tay người tiêu dùng.

Liên hệ với Đại diện sở hữu trí tuệ ASL LAW để được tư vấn về cách thức và quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu:

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat