Câu hỏi thường gặp thời dịch COVID: Có thể tạm dừng nghĩa vụ thanh toán do sự kiện Bất khả kháng, hay liệu sự kiện Bất khả kháng chỉ có thể biện hộ cho việc không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ khác ngoài nghĩa vụ thanh toán? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời của những câu hỏi trên
Đây là một trường hợp thường xuyên xảy ra, khi bên bị ảnh hưởng thường sử dụng sự kiện bất khả kháng để trì hoãn nghĩa vụ trả tiền, đặc biệt là trong bối cảnh COVID. Xét khoản 2 điều 351 BLDS ta thấy rằng trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Vì vậy, có thể thấy rằng bên bị ảnh hưởng có thể được miễn trừ trách nhiệm dân sự khi không thực hiện đúng nghĩa vụ.
Tuy nhiên, đối với trường hợp nghĩa vụ thanh toán thì pháp luật có quy định khác cụ thể là theo khoản 1và 3 điều 440 Bộ luật này quy định rằng bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng, và trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định pháp luật.
Nghĩa vụ trả tiền có thể được coi là nghĩa vụ phải thực hiện dù bất cứ ký do nào và nếu bên mua không trả tiền đúng hạn thì phải trả lãi theo quy định của pháp luật, đặc biệt với thời kỳ công nghệ đang phát triển mạnh mẽ hiện này, bên mua có thể thanh toán bất cứ lúc nào và địa điểm nào.
Bên cạnh đó việc chứng minh bên mua đã áp dụng hết tất cả các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không thể thực hiện được nghĩa vụ trả tiền là rất khó khi bên mua có thể dùng rất nhiều cách khác nhau như vay tiền bên thứ ba, thanh toán thông qua ngân hàng,…. Chính vì vậy, sự kiện bất khả kháng chỉ miễn trừ nghĩa vụ thực hiện cho bên bị ảnh hưởng chứ không miễn trừ cho nghĩa vụ trả tiền.
Tuy nhiên, trên thực tế có một vài trường hợp bên mua gặp rất nhiều khó khăn mà không thể thanh toán cho bên bán vì những hạn chế của Chính phủ nước bên bán mặc dù bên mua đã nỗ lực và tìm mọi cách để thực hiện. Ví dụ như có trường hợp Chinh phủ kiểm soát chặt chẽ việc thanh toán ngoài quốc gia nên khi xuất tiền nội tệ ra bên ngoài phải được chấp thuận bởi chính phủ quốc gia đó làm cho một bên không thể thực hiện nghĩa vụ trả tiền đúng hạn. Trong trường hợp này có thể coi là một trường hợp bất khả kháng.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN