Tại Việt Nam, đối với người lao động làm việc trong nhà nước, tức cán bộ, công chức, viên chức thì liệu họ có lương tối thiểu như người lao động làm việc trong khu vực tư nhân hay không?
Tại Việt Nam, quy định về lương tối thiểu vùng chỉ được áp dụng cho khối lao động làm việc trong khu vực tư nhân, tức doanh nghiệp tư nhân chứ không được áp dụng cho nhóm cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong khu vực công, tức làm việc cho nhà nước.
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14, đối tượng áp dụng của mức lương tối thiểu là:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
– Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
– Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, người lao động làm việc trong nhà nước Việt Nam sẽ áp dụng hệ thống lương cơ sở. Cụ thể, các đối tượng áp dụng hệ số lương cơ sở tại Việt Nam là:
– Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện;
– Cán bộ, công chức cấp xã;
– Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
– Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương
– Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội;
– Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
– Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
– Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
– Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Sự thay đổi ảnh hưởng đến lương thực nhận của người lao động
Đối với người lao động ký hợp đồng lao động chính thức làm việc cho doanh nghiệp tư nhân, khi mức lương tối thiểu vùng tăng lên, nếu người lao động đang ở mức lương tối thiểu vùng cũ hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới, người sử dụng lao động sẽ phải tăng lương cho người lao động ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng mới.
Hiện tại Việt Nam có 4 mức lương tối thiểu vùng khác nhau, từ cao đến thấp phân từ vùng 1 đến vùng 4.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động trong khu vực tư nhân từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 là:
+ Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng.
+ Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng.
+ Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng.
+ Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong khu vực nhà nước, do cơ chế tính lương thực nhận dựa trên hệ số lương nên khi lương cơ sở tăng, mọi cán bộ, công chức, viên chức đều sẽ được tăng lương.
Hiện nay, theo Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Sắp tới, lương cơ sở sẽ tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng từ đầu năm 2023 hoặc đến kì điều chỉnh tháng 7 năm 2023 nên khi Nghị định đó chính thức có hiệu lực, người lao động trong khu vực công dự kiến sẽ có một đợt tăng lương đáng kể tùy thuộc vào bậc lương họ đang nhận.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW*** |
|
|
|
||
|
||
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam |
|
|
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
Tư vấn sở hữu trí tuệ |