giải pháp cơ sở để Việt Nam chuẩn bị cho sự thay đổi về thuế tối thiểu toàn cầu 2024, thuế tối thiểu toàn cầu 2024, Việt Nam ứng phó thuế tối thiểu toàn cầu 2024, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu năm 2024,

Giải pháp cơ sở để chuẩn bị cho sự thay đổi về thuế tối thiểu toàn cầu 2024

Trong bối cảnh chính sách về thuế tối thiểu toàn cầu được yêu cầu áp dụng từ tháng 1 năm 2024, Việt Nam cần gấp rút xây dựng các chính sách ứng phó với tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu (Trụ cột II) trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Để nhanh chóng bắt kịp với biến đổi lớn trong chính sách thuế quan, giữ vững sức hút đối với các nguồn vốn đầu tư FDI quốc tế, Việt Nam cần có sự thay đổi từ cấp cơ sở, từ những trụ cột cơ bản nhất.

Trong bài viết sau, ASL LAW sẽ phân tích về các giải pháp Việt Nam cần thực hiện để giữ vững, tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài gồm: tháo gỡ vướng mắc về thủ tục đầu tư, tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Thống kê nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,tính đến ngày 20 tháng 5 năm 2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,86 tỷ USD, chỉ còn giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, vốn đăng ký mới đạt hơn 5,26 tỷ USD, tăng 27,8%; vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt gần 3,32 tỷ USD, tăng 67,2% so với cùng kỳ; song vốn điều chỉnh đạt 2,28 tỷ USD, giảm 59,4%.

Như vậy, Việt Nam ghi nhận vốn cấp mới và vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đều tăng, chỉ còn vốn điều chỉnh giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng mức giảm vẫn được cải thiện so với các tháng đầu năm. Ngoài tổng vốn đầu tư, số dự án đăng ký mới trong 5 tháng cũng tăng mạnh so với cùng kỳ, đạt 962 dự án.

Các thống kê này đã cho thấy rằng Việt Nam vẫn là một thị trường còn nhiều sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài dù tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn diễn ra phức tạp, khiến các doanh nghiệp quốc tế kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn vốn đầu tư của mình.

Có quan điểm cho rằng, quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tạo ra một mặt bằng chung về chính sách thuế trong hơn 140 quốc gia đồng thuận tham gia quy tắc này, thì những chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ không còn là yếu tố tăng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút vốn FDI, chính vì thế, Việt Nam cần sớm thực hiện những hành động, chính sách phù hợp để không những tận dụng được các lợi ích từ quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu mà còn đảm bảo mục tiêu thu hút vốn FDI.

Quan điểm này đã được khẳng định bởi Cục Đầu tư nước ngoài, xét rằng khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa quốc tế còn quan tâm đến thị trường Việt Nam thì các tập đoàn lớn là đối tượng áp dụng của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu hiện đang thể hiện sự cẩn trọng của mình trước sự thay đổi này.

Cụ thể, các dữ liệu quốc tế cho thấy các tập đoàn đa quốc gia toàn cầu đang hạn chế cũng như xem xét kỹ lưỡng việc tiếp tục tái đầu tư vào thị trường Việt Nam hay không trong thời gian tới.

Ngân hàng quốc tế World Bank cũng tái khẳng định lập luận này khi bình luận rằng sự suy giảm của nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam có thể đến từ “sự thận trọng của các nhà đầu tư do những bất ổn toàn cầu gây ra”.

Cải thiện ở cấp cơ sở nhằm ứng phó chính sách thuế tối thiểu toàn cầu 2024

Ngoài nguyên nhân đến từ chính sách thuế tối thiểu toàn cầu 2024, xét trên góc độ vĩ mô thì Việt Nam cũng có thể đang mất dần đi sự thu hút nguồn vốn đầu tư FDI khi các quốc gia khác trong khu vực như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia,… đang chứng tỏ họ cũng là những thị trường “béo bở” với các nhà đầu tư nước ngoài, có nhiều chính sách ưu đãi không kém phần cạnh tranh so với Việt Nam.

Nhận thức được khó khăn này, từ khi thông báo chính sách thuế tối thiểu toàn cầu có thời hạn hiệu lực chính thức sau một năm kéo dài do đại dịch Covid-19, Quốc hội Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn về giải pháp thực tế nhằm đảm bảo giữ vững sức hút của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngày 24 tháng 5 năm 2023, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới.

Trong đó, đưa ra yêu cầu đối với mục tiêu rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành và xây dựng lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và phù hợp với bối cảnh, tình hình thực tiễn của Việt Nam để trình vào Kỳ họp thứ 6 Quốc hội năm 2023 nhằm xây dựng lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu vào năm 2024.

Trong các buổi thảo luận, các đại biểu đã chỉ ra rằng trong 5 tháng đầu năm 2023, nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI chủ yếu chảy vào các địa phương có nhiều cải cách ở cấp cơ sở như cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư, điển hình như Hà Nội, Bắc Giang, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hải Phòng…

Theo đó, để mở rộng thành tựu các địa phương này đã đạt được, các đại biểu đề xuất phân tích chặt chẽ các yếu tố cơ sở mà các địa phương trên đã thực hiện, đặc biệt là tỉnh Bắc Ninh khi mà trong những năm gần đây, địa phương này đã thu hút nguồn vốn đầu tư quốc tế FDI khổng lồ, đến từ nhiều doanh nghiệp lớn như Samsung (Hàn Quốc), Canon (Nhật Bản), Foxconn (Đài Loan), Amkor (Hoa Kỳ),… Lũy kế từ đầu năm, toàn tỉnh Bắc Ninh thu hút vốn FDI đạt 667,17 triệu USD.

Tháo gỡ vướng mắc về thủ tục đầu tư, kinh doanh

Dù trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện thủ tục liên quan đến đầu tư như: thủ tục đăng ký dự án đầu tư mới từ nước ngoài vào Việt Nam, thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục thuế, thủ tục xét duyệt điều kiện về phòng cháy chữa cháy và thủ tục xuất nhập khẩu,… nổi bật là việc giảm 8% mức chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra khi đăng ký đầu tư FDI trong năm 2022 so với 2021, song các thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, yêu cầu nhiều tài liệu khác nhau trong khi thời gian phê duyệt của các cơ quan Nhà nước vẫn kéo dài, gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Một trong các biện pháp Việt Nam có thể cân nhắc cải thiện là cung cấp thông tin rõ ràng và chi tiết về các quy định và quy trình đầu tư, kinh doanh, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài và tránh tình trạng hạn chế thông tin dẫn đến dồn ứ tại khu vực đăng ký, giải quyết hồ sơ hành chính.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần xem xét ban hành các cơ chế xử lý hành chính mạnh tay hơn, nhằm giải quyết dứt điểm các khó khăn còn tồn đọng trong khâu thủ tục hành chính, giúp giảm tải áp lực, tạo thuận tiện cho quá trình đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

Nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào

Khu vực Châu Á – Đông Nam Á luôn được biết đến là khu vực có nguồn nhân công giá rẻ, phù hợp cho việc xây dựng các công xưởng, nhà máy sản xuất quy mô lớn, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Mặc dù liên tục có thứ hạng trong cuộc đua nhân công giá rẻ thế nhưng Việt Nam cũng khó cạnh tranh với các thị trường mới nổi trong khu vực, đặc biệt là với ‘công xưởng sản xuất toàn cầu’ có vị thế lâu đời là Trung Quốc. Thay vì tập trung vào cuộc đua không có hồi kết này, các bên cung ứng lao động Việt Nam nên tập trung vào việc xây dựng một nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.

Yếu tố dồi dào được đáp ứng khi trong mọi thời điểm, các doanh nghiệp đầu tư quốc tế đều có thể tiếp cận được đủ nguồn lao động phù hợp với chỉ tiêu của họ, chứ không còn tình trạng lao động thời vụ tản mạn lúc có lúc không.

Về yếu tố chất lượng cao, Việt Nam nên tập trung vào đào tạo dạy nghề, để nguồn lao động Việt Nam có tính đồng nhất cao, chất lượng cao đáp ứng với các yêu cầu về chất lượng lao động đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Dù đã tiếp cận được với hệ thống mạng toàn cầu trong ít nhất 2 thập kỉ, đến nay, cơ sở dữ liệu điện tử của Việt Nam vẫn còn hạn chế so với các quốc gia phát triển trong Khu vực và toàn thế giới.

Khi các quốc gia phát triển dần chuyển đổi từ một cơ sở dữ liệu tập trung sang công nghệ blockchain chuỗi khối phi tập trung với độ bảo mật cao hơn, không thuộc kiểm soát của bất kì quốc gia, tổ chức, cá nhân nào thì Việt Nam vẫn đang trong bước đầu của quá trình xây dựng một cơ sở dữ liệu, nên hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót, không đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế.

Ví dụ, khi các doanh nghiệp nước ngoài tiến vào Việt Nam, nếu họ có nhu cầu liên hệ với một doanh nghiệp Việt Nam cung ứng lao động ở địa phương thì sẽ khó tìm được doanh nghiệp phù hợp.

Chính vì thế, Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, các thông tin về vốn đầu tư, cơ cấu vốn, tài chính và quản lý doanh nghiệp cũng cần được bổ sung, đảm bảo tính chính xác và minh bạch, từ đó góp phần cải thiện sức hút vốn đầu tư quốc tế FDI và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Sẵn sàng thích nghi chính sách thuế tối thiểu toàn cầu năm 2024

Ngoài những giải pháp cơ sở trên, Việt Nam nên xem xét thay đổi về các chính sách thuế quan để phù hợp với hệ thống thuế tối thiểu toàn cầu năm 2024 bằng việc áp mức thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức tối thiểu 15% theo quy tắc đối với các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam là đối tượng áp dụng của quy tắc này để tận dụng những lợi ích trên phương diện ngân sách nhà nước.

Nếu không làm rõ lập trường trong chính sách thuế tối thiểu toàn cầu thì Việt Nam sẽ chịu nhiều thiệt hại khi mất quyền thu phần chênh lệch thuế giữa mức thuế ưu đãi của Việt Nam và mức thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu 15% theo chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.

Ví dụ, Samsung là một công ty có chủ đầu tư là pháp nhân Hàn Quốc, thì công ty này vẫn sẽ phải trả thuế tối thiểu 15% từ 2024 mặc dù mức thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng với Samsung dưới 15% (mức trung bình hiện tại là 12,3%). Tuy nhiên, cơ quan thu khoản thuế chênh lệch sẽ không phải Việt Nam mà là Hàn Quốc nơi Samsung có trụ sở chính.

Thực hiện các chính sách ưu đãi ngoài thuế, Việt Nam có thể cân nhắc áp dụng các biện pháp ưu đãi đầu tư bổ sung như hỗ trợ bằng tiền cho các doanh nghiệp chịu tác động bởi quy tắc này, hay các chính sách ưu đãi khác liên quan đến việc sử dụng khoa học, công nghệ cao.

Năm 2024, khi tất cả các ưu đãi về thuế đều bị gỡ bỏ thì Việt Nam tuyệt đối không được áp dụng, triển khai thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua các ưu đãi thuế quan nữa, dù trực tiếp hay gián tiếp. Nếu vẫn thực hiện các ưu đãi về thuế khi đang là thành viên đồng ý áp dụng hệ thống chính sách thuế thì Việt Nam có nguy cơ đối mặt các lệnh trừng phạt về kinh tế.

Cụ thể, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD đã khởi xướng Khuôn khổ hợp tác toàn diện nhằm ngăn chặn xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) gồm 15 hành động nhằm thiết lập một hệ thống thuế quốc tế hiện đại và công bằng toàn cầu. Việt Nam là một trong 142 nền kinh tế tham gia BEPS. Việc tham gia BEPS là bằng chứng xác thực rằng Việt Nam đã cam kết tôn trọng và cam kết thực hiện các chính sách của BEPS và OECD.

Tiếp theo, Việt Nam cần nghiên cứu, đối chiếu với quy định của OECD cũng như vấn đề về lợi ích và chi phí nếu quyết định chủ động thực hiện chính sách thuế tối thiểu toàn cầu. 

Trong dài hạn, hệ thống thuế cùng với các ưu đãi thuế cũng cần được xem xét cải cách nhằm hạn chế tác động tiêu cực của Trụ cột II trong chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, đảm bảo thu hút đầu tư thực chất, tránh nguồn đầu tư không sạch không có tác dụng thúc đẩy kinh tế thực chất, hạn chế các hoạt động làm xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận trái phép của các nhà đầu tư lợi dụng cơ chế thuế suất để gian lận thuế.

Từ giờ đến cuối 2024, Chính phủ Việt Nam nên tiến hành thu thập ý kiến từ các doanh nghiệp, công ty đa quốc gia hiện đang đầu tư tại Việt Nam chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, tức các doanh nghiệp có doanh thu tổng hơn 750 triệu USD nhằm tìm ra các phương pháp hỗ trợ khác ngoài thuế suất ưu đãi, tăng cường niềm tin cho doanh nghiệp này tiếp tục đầu tư tại thị trường Việt Nam.

Việc áp dụng và ứng dụng hiệu quả các chính sách thuế tối thiểu toàn cầu sẽ chứng minh Việt Nam không phải là quốc gia thu hút vốn FDI thông qua việc cạnh tranh bằng mức thuế suất thấp mà là thị trường có nhiều tiềm lực phát triển, đáng để đầu tư sánh tầm quốc tế như Hoa Kỳ, Anh – Các quốc gia không có ưu đãi thuế quan nhưng vẫn nhận được nguồn vốn đầu tư quốc tế FDI hàng đầu thế giới.

Bài viết liên quan: 

  1. Tại sao không giảm hơn 2% thuế VAT tại Việt Nam từ tháng 7 đến hết năm 2023?
  2. Luật sư Nguyễn Tiến Hoà ASL LAW trả lời phỏng vấn VTV về vấn đề lỗ hổng quản lý thuế quảng cáo trên Tiktok
  3. Điểm chính sách chính tại Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam năm 2023
  4. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025
  5. Khó khăn của doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam

Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được tư vấn về Luật Thuế.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty Luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty Luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat