điểm chính sách chính tại Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam năm 2023, Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam năm 2023, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam năm 2023, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam,

Điểm chính sách chính tại Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam năm 2023

Nửa đầu năm 2023, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến của người dân và những đối tượng chịu tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt tại Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Là một phần trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030, Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam gồm 4 nhóm chính sách lớn, điều chỉnh sự vận hành và quản lý hệ thống thuế của Việt Nam.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 thay thế cho Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1999, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi năm 2003, Luật sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế GTGT năm 2005. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần tại Luật số 70/2014/QH13, Luật số 71/2014/QH13, Luật số 106/2016/QH13, Luật số 03/2022/QH15.

Dẫu trải qua nhiều bản sửa đổi, nhằm đáp ứng các hoạt động kinh doanh liên tục mở rộng và phát triển, đồng thời giải quyết một số khó khăn, bất cập chưa được giải quyết triệt để trong các bản sửa đổi trước, nhu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là tiến hành xây dựng, soạn thảo Dự Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2023 của Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu như thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2030, chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí có hại cho sức khoẻ và môi trường; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, khơi thông, phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; phù hợp xu hướng cải cách thuế của quốc tế; đảm bảo ổn định nguồn thu Ngân sách nhà nước.

Dự kiến, quá trình soạn thảo, xây dựng Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2023 của Việt Nam sẽ tiến hành như sau: Chính phủ lập đề nghị xây dựng dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt  sửa đổi, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội để báo cáo Quốc hội thông qua đề nghị sửa đổi bổ sung dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023), trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024). 

Các chính sách tại Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam năm 2023

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam năm 2023 có 4 nhóm chính sách lớn, gồm:

Chính sách 1: Mở rộng cơ sở tính thuế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế (bổ sung đối tượng chịu thuế và áp dụng thuế suất phù hợp)

Giải pháp là nghiên cứu bổ sung áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, môi trường và dịch vụ hạn chế sử dụng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước như: đồ uống có đường; thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn; thuốc lá mới và thiết bị, bộ phận, dung dịch của thuốc lá mới; kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng,…

Chính sách 2: Điều chỉnh mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng có hại cho sức khỏe, một số mặt hàng nhằm góp phần bảo vệ môi trường

Giải pháp là nghiên cứu bổ sung áp dụng thuế tuyệt đối, áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với một số mặt hàng; tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng có hại cho sức khoẻ (thuốc lá, rượu, bia) để hạn chế nhập khẩu, sản xuất, tiêu dùng; điều chỉnh mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng thân thiện với môi trường và khắc phục bất cập phát sinh trong thực tế.

Chính sách 3: Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Luật để đảm bảo cơ sở pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo chính sách minh bạch và đồng bộ với quy định của pháp luật khác có liên quan

Giải pháp là bổ sung quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để đảm bảo cơ sở pháp lý giải quyết vướng mắc phát sinh, đồng bộ với quy định của pháp luật khác (Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế bảo vệ môi trường, Tiêu chuẩn Việt Nam về Phương tiện giao thông đường bộ – Ô tô,…).

Chính sách 4: Sửa đổi, bổ sung về điều khoản hướng dẫn thi hành

Nhu cầu cấp thiết đặt ra khi ban hành bản sửa đổi, bổ sung Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là việc ban hành các thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành tương ứng ngay sau khi Luật được thông qua. Bởi lẽ thông tư và nghị định hướng dẫn thi hành là các công cụ pháp lý được sử dụng để hướng dẫn việc thi hành các quy định pháp luật của một đất nước khi mà các điều khoản, quy định mang tính chung trong Luật, Bộ luật còn chưa được rõ ràng.

Do đó, để đảm bảo rằng các quy định pháp luật được áp dụng đúng đắn và hiệu quả, cần có các tài liệu hướng dẫn cụ thể hơn về cách thực hiện các quy định đó. Việc ban hành cần được chuẩn bị trước khi Luật được thông qua, đặc biệt gấp gáp khi mà Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là một bộ luật quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội.

Các điểm nhận ý kiến trái chiều tại Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam

Đề xuất áp thuế đối với dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến

Một trong những điểm mới đáng chú ý tại Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam là đề nghị đưa dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 

Theo Bộ Tài chính, ngành dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng hay được biết đến thông dụng là game online tương tác giữa người chơi với người chơi tại Việt Nam gần đây trong thời gian qua đã được phát triển mạnh, song các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến lại chưa phải đóng hoặc đóng chưa đủ mức thuế tương xứng với nguồn thu của họ.

Việt Nam hiện là một trong những thị trường sôi động nhất của ngành game toàn cầu khi có 5 đại diện trong top 10 nhà phát hành game lớn nhất khu vực Úc, New Zealand và toàn khu vực Đông Nam Á. Các công ty game Việt Nam đứng thứ 7 trong Bảng xếp hạng lượt game được tải nhiều nhất thế giới. Theo thống kê, cứ 25 game được tải trên các nền tảng game thì sẽ có một game do công ty Việt Nam sản xuất.

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu bổ sung loại hình “kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng” vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất hợp lý để quản lý hiệu quả loại hình dịch vụ này.

Tuy nhiên, tại hội thảo ‘Doanh nghiệp dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến góp ý về đề nghị xây dựng dự án Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)’, nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến đã bày tỏ sự ủng hộ với đề xuất, song vẫn còn lo ngại về mức thuế suất cụ thể cho các loại hình dịch vụ khác nhau.

Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định các dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến sẽ được phân thành các loại từ G1 đến G4 (tổng 4 loại) dựa trên sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ và sự tương tác giữa người chơi với người chơi khác.

Qua đó, các doanh nghiệp mong muốn có số liệu chi tiết về mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho mỗi loại dịch vụ kinh doanh trò chơi điện tử tại Việt Nam, từ đó đưa ra các nhận xét, bình luận chi tiết hơn nhằm đảm bảo sự kiểm soát hiệu quả hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử, đóng góp nguồn thu ngân sách nhà nước song vẫn có dư địa để loại hình kinh doanh này tiếp tục phát triển mạnh tại Việt Nam, tránh tình trạng áp thuế, quy định hạn chế quá chặt.

Với sự kiểm soát phù hợp, ngành trò chơi điện tử Việt Nam sẽ có một mức độ phát triển hợp lý, đảm bảo tính cạnh tranh và mang phong thái trò chơi điện tử Việt Nam ra quốc tế, hạn chế tình trạng phụ thuộc vào các ứng dụng, công nghệ trò chơi nước ngoài khó kiểm soát như những vấn đề liên quan đến ứng dụng Tiktok gần đây trên thế giới.

Đề xuất áp thuế đối với đồ uống có đường

Một số nội dung chính đáng lưu ý trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2023 đối với ngành đồ uống gồm bổ sung đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và tiếp tục điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm đồ uống rượu, bia.

Theo Bộ Tài chính, lý do chủ yếu cho đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường đang gặp nhiều ý kiến phản đối là để kiểm soát tình trạng béo phì, thừa cân và các bênh lý liên quan, tương tự khác trong xã hội Việt Nam do thành phần đường trong đồ uống có cồn có tác động trực tiếp đến các bệnh lý trên.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong giới doanh nghiệp và cả người dân đều đã bày tỏ phản đối mãnh liệt đối với đề xuất này, do đề xuất này chưa có căn cứ khoa học và thực tiễn chứng minh sự liên hệ trực tiếp giữa đồ uống có đường và các bệnh lý như Bộ Tài chính đề xuất hay cơ sở để khẳng định rằng việc áp thuế sẽ có tác dụng giảm tình trạng thừa cân, béo phì như đề xuất khi mà xã hội Việt Nam hiện nay còn có nhiều loại sản phẩm có đường khác, hàm lượng calo cao nhưng không bị đánh thuế.

Ngoài ra, việc đánh thuế đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn cũng sẽ có tác động tiêu cực đến khối doanh nghiệp sản xuất đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn và người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm đó. Bởi lẽ khi thuế tiêu thụ được áp, doanh nghiệp buộc phải gia tăng giá thành sản phẩm bán cho người tiêu dùng cuối cùng và qua đó, ảnh hưởng đến các khoản chi tiêu của người dân.

Nếu đề xuất này được thông qua, cả ngành đồ uống lẫn người dân vốn đang chật vật phục hồi sau đại dịch sẽ phải đối mặt thêm gánh nặng tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế.

Chính vì các lí do trên mà nhiều doanh nghiệp đã đồng loạt kiến nghị Bộ Tài chính loại bỏ đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn ra khỏi dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi tại hội thảo ‘Ngành đồ uống đóng góp ý kiến về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)’.

Cũng tại hội thảo đồng tổ chức bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhiều doanh nghiệp cũng kiến nghị, đề xuất giảm hoặc không tăng mức thuế tiêu thụ đặc biệt áp đối với sản phẩm đồ uống rượu, bia do hiện nay, ngành sản xuất rượu, bia nói riêng và ngành đồ uống, thực phẩm nói chung vẫn đang gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, kiến nghị không thay đổi về thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời điểm này.

Hiện, giá bán rượu bia đang tăng trên 10%, cao hơn tỷ lệ tăng lạm phát của Việt Nam năm 2022 là 4% và cao hơn cả thu nhập bình quân đầu người là 9,5% nên việc  gia tăng thuế tiêu thụ thời điểm hiện tại là không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn về luật thuế.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoàiĐăng ký thương hiệu
    Đăng ký thương hiệu độc quyềnPhí đăng ký nhãn hiệu
    Dịch vụ đăng ký thương hiệuĐăng ký thương hiệu như thế nào
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***  
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam Đăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt Nam Tư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệ Pháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Tư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyền Tư vấn nhượng quyền thương mại
    Công ty luật tại Hà Nội Công ty luật tại Hồ Chí Minh
    Văn phòng luật tại Hồ chí minh Tư vấn pháp lý thường xuyên
    Công ty luật sở hữu trí tuệ Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat