Đăng ký nhãn hiệu là gì? Làm sao để có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mới độc quyền? Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ về khái niệm đăng ký nhãn hiệu cũng như thủ tục và quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
Nhãn hiệu là gì?
Hiểu một cách đơn giản, nhãn hiệu là dấu hiệu có trên hoặc đi kèm với sản phẩm/dịch vụ của một chủ thể, giúp phân biết hàng hóa/dịch vụ của chủ thể này với các chủ thể khác trên thị trường.
Hiện tại ở Việt Nam, nhãn hiệu (nhiều lúc được gọi là thương hiệu) có thể được đăng ký ở các dạng sau: Logo, khẩu hiểu, thiết kế bao bì và nhãn hiệu 3D. Hiện tại, theo hiệp định CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam, âm thanh cũng có thể được đăng ký nhãn hiệu.
Quy tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
First to File và First to Use là hay quy tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trên thế giới. Firrst to File có nghĩa là ưu tiên nộp trước sẽ bảo hộ cho các nhãn hiệu được nộp vào cục SHTT trước; còn First to Use là sẽ bảo hộ nhãn hiệu trên hành vi sử dụng thực tế của nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Hiện tại Việt Nam theo quy tắc First to File (nộp đơn đầu tiên).
Có những cách nào đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?
Người đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có những phương án sau:
- Cách 1: Nộp nhãn hiệu trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.
- Cách 2: Nộp nhãn hiệu thông qua Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ. Lưu ý Tổ chức này phải được Cục sở hữu trí tuệ cấp phép riêng.
- Cách 3: Nộp nhãn hiệu tại Việt Nam thông qua hệ thống Madrid.
Quy trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam như thế nào?
Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thường trải qua các bước sau:
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu trên cơ sở dữ liệu của Cục SHTT.
Đây tuy không phải một bước yêu cầu bắt buộc, nhưng là cần thiết. Bước này phục vụ cho việc phát hiện xem:
- Có nhãn hiệu nào giống hoặc tương tự với nhãn hiệu của khách hàng đã được đăng ký trước.
- Dựa trên kết quả tra cứu đẻ sửa đổi, thay thế mẫu nhãn hiệu để đảm bảo khả năng được chấp thuận về sau.
- Biết được khả năng đăng ký nhãn hiệu (90%) thay vì đợi 16-18 tháng sau mới biết kết quả chính thức.
- Biết được nhãn hiệu Khách hàng định sử dụng có xâm phạm một bên nào khác đã đăng ký trước hay không.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu vào cục SHTT.
Sau khi nộp đơn, đơn đăng ký sẽ trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Kiểm tra hình thức đơn
Giai đoạn 2: Kiểm tra nội dung đơn
Giai đoạn 3: Cấp văn bằng.
ASL LAW có thể cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nào cho khách hàng?
Đại diện sở hữu trí tuệ ASL LAW có thể cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu toàn diện tại Việt Nam bao gồm, nhưng không giới hạn:
+ Tra cứu nhãn hiệu.
+ Tư vấn trước khi đăng ký chính thức nhãn hiệu tại Việt Nam.
+ Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: theo dõi quy trình đăng ký nhãn hiệu và báo cáo về mọi diễn tiến của đơn cho người nộp đơn nhãn hiệu.
+ Tư vấn cách đặt tên nhãn hiệu hợp pháp.
+ Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu khác đang có khả năng xâm phạm quyền của khách hàng.
Hãy liên hệ với ASL LAW để được hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN