Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, rất nhiều cở sở của một công ty đã phải đóng cửa vì nhiều vấn đề và đã có rất nhiều các nhân viên lâu năm đã được chuyển tới những cơ sở khác ở Việt Nam hoặc thậm chí những cơ sở ở nước ngoài của cùng một chủ sở hữu. Lúc này, những nhân viên này được chuyển nơi làm việc, cái mà khác với địa điểm làm việc trong hợp đồng lao động được ký kết giữa nhân viên và NSDLĐ.
Như vậy, đối với trường hợp những nhân viên lâu năm này được chuyển tới những cơ sở khác ở Việt Nam, pháp luật về lao động, cụ thể điều 28 quy định rằng: “Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động hoặc theo thỏa thuận khác giữa hai bên.” Như vậy, công việc và địa điểm lao động là 2 nội dung cơ bản của hợp đồng lao động và NSDLĐ phải bố trí nhân viên của mình làm đúng nơi như đã thỏa thuận. Vì vậy, trong trường hợp chuyển tới một khách sạn khác làm việc, tức là địa điểm làm việc đã thay đổi, cho nên NSDLĐ cần tiến hành sửa đổi bổ sung HĐLĐ.
Theo điều 33 BLLĐ, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu NSDLĐ có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ thì phải báo cho nhân viên, người được đề nghị sửa đổi bổ sung hợp đồng, biết trước 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi và cụ thể ở đây là chuyển địa điểm làm việc. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Còn nếu các bên không thể thỏa thuận thì tiếp tục thực hiện hợp đồng đã giao kết.
Tuy nhiên, ở đây vì dịch covid-19 mà một vài cơ sở có thể đóng cửa, cho nên nhân viên này lúc này có thể phải chọn giữa việc ngừng việc ở cơ sở này hoặc sang cơ sởkhác và làm theo phụ lục hợp đồng hoặc hợp đồng mới. Trong trường hợp vừa chuyển khách sạn trong nước vừa chuyển công việc thì NSDLĐ có thể xem xét áp dụng điều 29 BLLĐ trong việc chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng. Theo đó, NSDLĐ được quyền tạm thời chuyển nhân viên làm công việc khác với HĐLĐ trước đã ký kết nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn 1 năm, trừ trường hợp có sự đồng ý của nhân viên này.
Về vấn đề bồi thường mất việc, thì đối với những trường hợp chuyển nhân viên sang khách sạn khác để làm thì ở đây nhân viên này không bị mất việc mà có một nơi làm việc mới khi đã sửa đổi bổ sung hợp đồng và vẫn nhận lương theo hợp đồng đó. Vậy nên, NSDLĐ sẽ không phải bồi thường mất việc cho nhân viên của họ.
Hiện nay vì đại dịch Covid-19 mà trên xã hội đã nổi lên rất nhiều vấn đề về lao động và việc làm. Một trong những vấn đề nổi bật nhất cần giải quyết chính là các vấn đề phát sinh khi chuyển địa điểm làm việc của người lao động. NSDLĐ cần chú ý kĩ về các thay đổi xảy đến trong thời kì đầy biến động này và giải quyết các vấn đề nảy sinh khi chuyển địa điểm làm việc của người lao động theo đúng các quy định của pháp luật. Ngoài ra, NSDLĐ cũng có thể liên hệ với một công ty luật uy tín để nhận được tư vấn, các lời giải đáp chuyên sâu cho các vấn đề về lao động và việc làm trong thời kì Covid.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN