Gọi vốn đầu tư từ các chuyên gia kinh tế chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với các startup. Ông Phạm Trung Dũng, phụ trách Phòng hỗ trợ khởi nghiệp, Trung tâm Chuyển giao thức hỗ trợ khởi nghiệp cho rằng trong suốt những năm tháng dịch Covid 19 hoành hành, các công ty khởi nghiệp đã phỉa chịu tổn thất nặng nề và lộ rõ khả năng chịu đựng kém trước thời cuộc. Đứng trước tình hình đó, để có thể trụ vững trước diễn biến dịch bệnh, nhiều startup đã lựa chọn hình thức kêu gọi vốn đầu tư. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thành công lọt vào mắt xanh của nhà đầu tư. Đứng trước thương trường, nhiều startup vẫn tỏ ra vẻ non nớt của mình khi mắc phải những lỗi lầm thường thấy khi gọi vốn.
Thiếu đầu tư thời gian trước thời điểm gọi vốn
Đặt chân vào lĩnh vực kinh doanh, startup luôn phải nâng cao khả năng của bản thân trong từng khâu quản lý. Việc bát đầu một dự án luôn tồn tại những thách thức và chiếm nhiều thời gian. Và cũng chính vì thế, chủ doanh nghiệp sẽ khó có thời gian ưu tiên cho việc chuẩn bị kêu gọi vốn đầu tư. Để có một buổi kêu gọi vốn thành công đúng theo những gì một startup mong muốn. Những yêu tố như hồ sơ, chính sách, con số, tiềm năng công ty luôn phải được soạn thảo kỹ lưỡng.
Đọc thêm những điều startup cần lưu ý tại đây.
Ngược lại với những thật bại khi gọi vốn, một doanh nghiệp thành công luôn chuẩn bị cho công đoạn này rất tỉ mỉ. Startup nên chia giai đoạn gọi vốn thành các quá trình nhỏ. Chẳng hạn như chuẩn bị pitch deck (bản mô tả ngắn gọn), tìm hiểu thị trường tiêu thụ, đánh giá tiềm năng doanh nghiệp bản thân, xác định đối tượng các nhà đầu tư tiềm năng và tiếp cận để thương lượng.
Nhiệt huyết thôi là chưa đủ
Trong một buổi tọa đàm Xây dựng chiến lược nguồn vốn và tối ưu dòng tiền cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Dương đã chỉ ra sai lầm phổ biến của một startup là quá tin tưởng vào sản phẩm/dịch vụ của mình.
Cụ thể, có rất nhiều startup tiềm sáng tạo và có tiềm năng với dự án của mình, tuy vậy, họ lại không nhận thức được nhu cầu của thị trường và thị hiếu người mua. Đa số các doanh nghiệp này chỉ quan tâm tới niềm đam mê cá nhân và tin rằng họ sẽ thành công nếu có quyết tâm. Ông Dương nhận định: “Nhà đầu tư không quan tâm sản phẩm tốt đẹp thế nào, họ chỉ quan tâm đến hàng có bán được hay không, thị trường có đủ lớn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển hay không”
Sản phẩm bọt tuyết của ông Nguyễn Trường Sơn – nhà sáng lập Công ty TNHH thiết bị bọt biển là một ví dụ cho điều trên. Trong tập 8 tại chương trình Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ, ông Nguyễn Trường Sơn đã giới tiệu sản phẩm bọt tuyết và bình xịt bọt tuyết nano bạc, có khả năng tẩy rửa vật dụng nhà bếp, nhà tắm…Bản thân ông Sơn là một người hoạt động kinh tế chuyên nghiệp và nhiều kinh nghiệm nhưng sản phẩm của ông tại chương trình vẫn còn quá xa lạ và thiếu thực tế. Công ty của ông Sơn mới chỉ sản xuất được 1800 chai để bán thử nghiệm như chỉ bán được 500 chai vì người dùng vẫn chưa có nhu cầu với sản phẩm. Kết quả của cuộc kêu gọi đầu tư này là không có cá mập nào tham gia cùng ông Sơn.
Bên cạnh đó, một số khai niệm vẫn còn quá mơ hồ ngay cả với chính người xây dựng nên nó. Cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo ra nhiều xu hướng mới và những sản phẩm táo bạo như trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT). Tuy nhiên, nhiều startup thậm chí chưa định nghĩa được rõ rang các khái niệm này và hệ quả dẫn đến là việc kêu gọi vốn thất bại.
Không nghiên cứu nhà đầu tư
Điều đầu tiên cần làm của một startup khi bước chân vào gọi vốn chính là xác định đúng các nhà đầu tư. Một startup khôn khéo cần phân chia ra các nhóm nhà đầu tư khác nhau giúp gia tăng sự tương đồng về quy mô doanh nghiệp.
Trước cuộc gọi vốn, nhà sáng lập cũng nên suy nghĩ ra các câu hỏi và yêu cầu mà nhà đầu tư có thể sẽ đưa ra. Nếu cảm thấy việc này khó thực hiện, hãy tìm đến một chuyên gia tư vấn để giải đáp thắc mắc của bạn. Nếu đã chuẩn bị kỹ lưỡng những tài liệu, thông tin này, các startup hoàn toàn có thể đáp ứng các nhu cầu của một nhà đầu tư và từ đó chứng minh được rằng bản thân đã sẵn sàng cho những mục tiêu phía trước.
Thiếu trung thực
Một trong những nguyên tắc vàng của một startup khi kêu gọi vốn đầu tư nằm ở sự trung thực. Theo đó, những sai sót do thiếu kinh nghiệm hay kỹ năng còn kém sẽ có thể được bù đắp thông qua nỗ lực và thời gian. Tuy nhiên, sự gian dối trong khâu trả lời sẽ khiến cơ hội mất đi mãi mãi.
Ông Lê Thái Dương, Nhà sáng lập Vietnam Startup Insider cho biết, có rất nhiều startup có tiềm năng kinh tế vượt trội. Một số dự án phát triển còn khiến ông cảm thấy hứng thú. Nhưng khi được hỏi về các số liệu, quy mô thị trường cho đến doanh thu, lợi nhuận từ công ty đều bị làm giả. Các startup sẽ đưa ra những thông tin sai sự thật nhằm qua mắt các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy điều ngược lại, các doanh nhân, nhà đầu tư luôn làm việc một cách chuyên nghiệp và thận trọng. Tại mọi lĩnh vực kinh doanh, nhà đầu tư luôn gắn bó chặt chẽ với đội ngũ kiểm toán và mạng lưới thông tin về doanh nghiệp khởi nghiệp. Tất cả các tài liệu, số sách đều có thể dễ dàng tiếp cận. Chính vì vậy, họ luôn sẵn sàng chỉ ra những mặt tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nếu một startup có ý định “lừa đảo” nhà đầu tư, điều này sẽ khiến doanh nghiệp đó chết hoàn toàn. Tất cả các thông tin sẽ được chia sẻ rộng rãi trên mạng kết nối với quy mô toàn cầu. Tất nhiên, việc gọi vốn là điều bất khả thi.
Phức tạp hóa vấn đề
Trở thành một startup nghĩa là bạn đang chính là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình, nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng đứng chung thuyền với bạn. trong quá trình phát triển pitch deck, hãy luôn tập trung vào vấn đề của bạn và chỉ ra cho các nhà đầu tư thấy được hướng giải quyết của bạn. Việc chú ý quá nhiều vào bản thân hay phàn nàn về những yếu tố không thiết thực chắc chắn sẽ khiến nhà đầu tư muốn bỏ qua bạn ngay lập tức.
Sự chuẩn bị luôn là điều cần thiết nhưng hãy luôn có những phương án dự phòng cho các kế hoạch kêu gọi vốn. Khi xem xét về việc có nên rót vốn đầu tư hay không, nhà đầu tư luôn nhìn mọi thứ với ống kính là làm cách nào để tối đa hóa lợi nhuận và làm thế nào để tiền của họ sinh lời nhất.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về các vấn đề pháp lý liên quan đến Startup tại Việt Nam:
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN