Startup cần quan tâm điều gì khi gọi vốn đầu tư, lưu ý khi gọi vốn đầu tư, gọi vốn đầu tư

Startup cần quan tâm điều gì khi gọi vốn đầu tư

Mọi công ty đều cần tiền để tăng trưởng, phát triển và tiến xa hơn trong tương lai, đó là điều không thể bàn cãi. Nhưng vấn đề đầu tiên cũng chính là vấn đề tiền đâu để có thể làm được điều này. Chắc chắn, đối với các startup mới, việc kêu gọi vốn đầu tư không phải là điều đơn giản có thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Thông thường, phương thức kêu gọi tiền an toàn nhất chính là gọi vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm.

Tại sao startup cần gọi vốn đầu tư?

Có rất ít startup gia nhập vào thị trường thương mại mà không cần tới nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Tuy nhiên, tại Việt Nam, có đến 90% starup thất bại chỉ trong năm đầu tiên khởi nghiệp, một phần là do tổn thất chi phí trong khâu xây dựng, lặp đặt đã vượt quá khả năng tài chính của bản thân. Các doanh nghiệp startup luôn đòi hỏi phải có một lượng vốn khổng lồ để thúc đẩy đà tăng trưởng. Hơn nữa, nguồn vốn tiền tệ không những giúp duy trì doanh nghiệp, mà nó còn là yếu tố quan trọng tạo lợi thế cạnh tranh trong mọi lĩnh vực. Vì thế, gọi vốn luôn là điều cần thiết đối với mọi startup.

Tuy nhiên, các nhà sáng lập cũng phải cần hiểu thế nào là gọi vốn cơ bản; lộ trình của nhà đầu tư khi tham gia và việc giảm cố phần công ty thế nào khi gọi vốn.

Khời đầu gọi vốn (Seed Capital)

Đối với một startup khi mới thành lập, việc kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư dường như là điều rất khó khan. Chính vì vậy Seed Capital là loại hình phù hợp khởi đầu cho những doanh nghiệp này. Seed Capital là loại hình huy động thông qua những cá nhân, gia đình, người thân, bạn bè,…Thông thường, các nhà đầu từ sẽ tập trung vào giai đoạn đầu của doanh nghiệp để phat triển ý tưởng cho một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm mới. Tuy nhiên, nguồn vốn này sẽ chỉ đủ cho đến khi có đề xuất ý tưởng kinh doanh cho các nhà đầu tư mạo hiểm khác.

Trong một số trường hợp, startup sẽ cần nhiều hơn nguồn vốn sẵn có. Những ý tưởng tỷ đô về công nghệ, y học, quy trình cải tiến sẽ tốn rất nhiều tiền. Vì vậy, đòi hỏi phải có một nguồn vốn đầu tư lớn hơn. Trên tất cả, startup phải luôn chuẩn bị những dự báo cụ thể và số lượng sẵn sàng ngay khi được các nhà đầu tư yêu cầu. Một mô hình kinh doanh hấp dẫn chắc chắn sẽ thu hút cổ đông. Người sáng lập cần có một sơ đồ hoàn chỉnh về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những mối đe dọa (SWOT) khi đưa ra những quyết định kêu gọi vốn.

Tài trợ giai đoạn đầu

Trải qua quá trình vốn khởi đầu, các startup sẽ bắt đầu quá trình mở rộng sản phẩm/dịch vụ của mình đến khách hàng, tại đây, giai đoạn tài trợ đầu sẽ được thực hiện. Để có thể kêu gọi được nguồn vốn tốt nhất, các startup phải hiểu rõ đối tượng mà mình nhắm tới là những cá nhân, tổ chức nào. Thành phần tham gia trong giai đoạn đầu tư này bao gồm các nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm và nền tảng kêu gọi vốn cộng đồng.

Tài trợ phát triển

Để có thể mở rộng thị trường hay tiếp cận sang các thị trường mới, giai đoạn tài trợ phát triển đòi hỏi các startup cần nguồn vốn dồi dào từ các nhà đầu tư. Các công ty khác nhau sẽ có những chiến lược phát triển, định hướng khác nhau. Một vông ty có tiềm năng thị trường lớn có thể tiến tới các vòng gọi vốn từ các nhà đầu tư lớn ngay lập tức mà không cần phải thông qua vòng vốn khởi đầu.

Một cách khác là những nhà đầu tư đến sau sẽ mua lại những nhà đầu tư đến trước hoặc tham gia chung với nhau.

Những điều startup cần lưu ý khi gọi vốn đầu tư

Khi nào thì startup nên gọi vốn

Việc gọi vốn không phải là điều dễ dàng. Nhà đầu tư chỉ rót vốn khi họ thực sự bị thuyết phục. Trước những rào cản về doanh số hay chiến lược, startup phải cho thấy được những tiềm năng, tầm nhìn rõ ràng của mình. Tuy nhiên, yếu tố quyết định chính là sự tin tưởng giữa hai bên. Startup không phải chỉ đơn giản là kể câu chuyện của mình cho nhà đầu tư, các số liệu, doanh thu, chiến lược kinh doanh cần phải trung thực và cụ thể. Startup nên bắt đầu gọi vốn chỉ sau khi đã tìm ra tiềm năng thị trường và khách hàng mục tiêu. Đặc biệt, đối với những mặt hàng thiết yếu, phù hợp với nhu cầu người dùng, việc gọi vốn sẽ trở thành một thách thức cho các doanh nghiệp mới.

Nhà đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư thiên thần

Nhà đầu tư mạo hiểm (NĐTMH) được hình thành dưới dạng Công ty Hợp danh hữu hạn trong đó các Thành viên trách nhiệm hữu hạn góp vốn vào quỹ Đầu tư mạo hiểm. Trong khi đó, các Nhà đầu tư thiên thần (NĐTTT) là các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao, trên $1 triệu, hoặc là các cá nhân có thu nhập trên $200000/năm với kỳ vọng tài sản, thu nhập này sẽ tiếp tục duy trì trong tương lai.

Điểm khác biệt giữa hai nhà đầu tư này chính là về kinh nghiệm và khả năng của họ. Các NĐTTT là những người còn mới trong lĩnh vực đầu tư còn NĐTMH là những bên đã quá lão luyện trên thương trường. Các NĐTMH luôn nhận được những thương vụ khác nhau và tốn tới hành tỷ đồng. Vì vậy, họ sẽ chỉ chọn ra rất ít trong số đó và nếu muốn được rót vốn để mở rộng lĩnh vực của bạn, startup phải chỉ ra được khác biệt rõ ràng so với đám đông.

Trái lại, các NĐTTT rất nghiêm ngặt và chuyện nghiệp. Mặc dù các NĐTTT thường đại diện cho các cá nhân, thực thể cung cấp tiền có thể là một công ty TNHH, một doanh nghiệp, một ủy thác hoặc một quỹ đầu tư, trong số nhiều loại phương tiện khác. Tuy nhiên, để có thể mời chào các NĐTTT rót vốn vào doanh nghiệp của bạn không phải là quá khó khăn.

Đàm phán

Với một nhà đầu tư lão làng, việc chốt hoặc hủy deal sẽ khá nhanh chóng bởi họ có kinh nghiệm để biết được rằng tiền sẽ đi về đâu. Nếu nhận được sự đồng ý của nhà đầu tư, hãy lập tức bắt tay họ và tiến vào giai đoạn phát triển quy mô. Trường hợp that bại xảy ra hoàn toàn là do lỗi của bạn. Việc đàm phán yêu cầu động lực và không có công thức nào cho việc xây dựng động lực ngoài việc dựa trên những sự thật về doanh nghiệp của bạn.

Những giấy tờ cần thiết

Các thông tin, con số của một doanh nghiệp luôn góp phần tăng độ tin cậy cho nhà đầu tư. Các startup cần có một bản tóm tắt dự án hoặc một bài thuyết trình cụ thể  để nhà đầu tư xem qua. Trong đó, nội dung cần bao gồm tầm nhìn, sản phẩm, đội ngũ, chiến lược kinh doanh, kết quả đạt được và tài chính công ty. Càng nhiều thông tin mô tả chi tiết về doanh nghiệp của bạn, sẽ có càng nhiều cơ hội nắm bắt được niềm tin của nhà đầu tư.

Hãy xây dựng một hệ thống thông tin chặt chẽ với những thông tin cụ thể. Xây dựng một buổi Pitch, trình bày về cách mà doanh nghiệp chú ý tới bạn.

Vốn

Các startup ngay từ bước đầu gọi vốn cần phải định giá rõ ràng doanh nghiệp, dự án theo từng giai đoạn phát triển, để khi một nhà đầu tư nào đó muốn rót vốn vào cả bạn và nhà đầu tư có thể định hình được số tiền mà bạn mong muốn. Sau khi rót vốn, nhà đầu tư sẽ nhận lại được bao nhiêu phần trăm cổ phần. Tuy nhiên, điều mà cá startup thực sự quan tâm chưa phải là những điều trên mà chỉ chú ý tới chi phí thực tế đã được bỏ ra và số vốn điều lệ khi thành lập công ty.

Nguồn vốn luôn là vấn đề đối với các dự án startup. Ngay cả khi có tìm được nhà đầu tư thiên thần hay nhà đầu tư mạo hiểm, vẫn luôn cần có một khoản nhất định để chi trả các chi phí ban đầu. Nhà đầu tư sẽ luôn đưa ra các điều kiện có lợi nhất cho bản thân mình bởi họ không mong muốn trường hợp “không cánh mà bay” có thể xảy ra.

Xác định ngay từ đầu

Việc tìm kiếm các nhà đầu tư không phải dừng lại ở giai đoạn kêu gọi vốn mà ngay khi bạn xác đinh doanh nghiệp khởi nghiệp của mình, bạn phải hình dung được những bước tiến tương lai. Dù nhận được khoản đầu tư ít hay nhiều thì vẫn không nên quá hài long với bản thân. Hãy tích cực tiếp tục tìm kiếm những nhà đầu tư khác để đẩy nhanh tiến độ dự án. Chắc chắn trong một tương lai không xa, doanh nghiệp của bạn sẽ nở rộ.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật tại Việt Nam:

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat