Quy định cụ thể về điều kiện làm thêm giờ tại Việt Nam, Quy định về điều kiện làm thêm giờ tại Việt Nam, điều kiện làm thêm giờ tại Việt Nam, làm thêm giờ tại Việt Nam,

Quy định cụ thể về điều kiện làm thêm giờ tại Việt Nam

Gần đây, đã có nhiều cuộc tranh luận về việc tăng giới hạn giờ làm thêm ở Việt Nam để hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế. Không kể đến các mâu thuẫn ý kiến xoay quanh đề xuất này thì một trong những tuyên ngôn được tán thành nhiều nhất trong các cuộc thảo luận này là dù giới hạn số giờ làm việc/tháng là bao nhiêu, trước hết người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động thì mới được phép tổ chức làm thêm giờ.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Được sự đồng ý của người lao động;
  • Bảo đảm số giờ làm thêm không vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường/ngày;
  • Trường hợp áp dụng quy định về thời giờ làm việc bình thường trong tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng;
  • Đảm bảo số giờ làm thêm không quá 200 giờ/năm, trừ trường hợp làm thêm không quá 300 giờ/năm nếu làm các công việc như sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, điện, điện tử, chế biến nông, lâm,…

Dù giới hạn về số giờ làm việc chung là gì, tính theo ngày, tuần, tháng, hay năm thì sự đồng ý của người lao động là điều kiện quan trọng nhất để chế độ làm thêm giờ có thể được thực hiện.

Quy định cụ thể về điều kiện làm thêm giờ tại Việt Nam
Quy định cụ thể về điều kiện làm thêm giờ tại Việt Nam

Theo đó, nếu không thuộc trường hợp ngoại lệ thì người sử dụng lao động phải có được sự đồng ý của người lao động về vấn đề làm thêm giờ.

Sự đồng ý của người lao động

Việc người lao động đồng ý làm thêm giờ được hướng dẫn cụ thể tại Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 59. Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ

1, Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ Luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:

a) Thời gian làm thêm;

b) Địa điểm làm thêm;

c) Công việc làm thêm.

2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được lập thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.”

Mặc dù không yêu cầu phải có văn bản đồng ý cho làm thêm giờ vì điều này có thể làm phức tạp thêm vấn đề, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất thường xuyên tổ chức chế độ làm thêm giờ, tuy nhiên, người sử dụng lao động vẫn phải được sự đồng ý của người lao động về việc làm thêm giờ đối với các nội dung trên.

Xử phạt hành vi ép buộc người lao động làm thêm giờ

Mặc dù quy định rõ ràng nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp cố tình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khi ép người lao động làm thêm giờ dù họ không đồng ý.

Đây là hành vi vi phạm quyền của người lao động và trong một số trường hợp nó có thể được xét là vi phạm nhân quyền.

Theo đó, người sử dụng lao động có hành vi như vậy sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng.

Cụ thể, Khoản 3, Điều 17, Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt người sử dụng lao động vi phạm quyền của người lao động:

“3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ Luật Lao động.”

Như vậy, nếu buộc người lao động làm thêm giờ mà không được người đó đồng ý thì doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 20-25 triệu đồng. Vì vậy, người sử dụng lao động cần hết sức lưu ý đến sự đồng ý của người lao động không chỉ để tránh bị phạt tiền mà còn đảm bảo sức khỏe của người lao động, yếu tố có liên quan trực tiếp đến năng suất của công ty.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệ

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    Đăng ký thương hiệu quốc tế

    Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

    Quy trình đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu như thế nào

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Cách thức đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu

    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nào

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào

    Đăng ký nhãn hiệu mới

    Đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Luật sư sở hữu trí tuệ

    Đăng ký nhãn hiệu công ty

    Đăng ký nhãn hiệu logo

    Đăng ký sáng chế

    Dịch Vụ đăng ký sáng chế

    Đăng ký độc quyền sáng chế

    Đăng ký bản quyền tác giả

    Đăng ký bản quyền phần mềm

    Thủ tục đăng ký bản quyền

    Đăng ký bản quyền

    Đăng ký bản quyền bài hát

    Công ty luật sở hữu trí tuệ

    Đại diện sở hữu trí tuệ

    Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài

    Đăng ký thương hiệu

    Đăng ký thương hiệu độc quyền

    Phí đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký thương hiệu

    Đăng ký thương hiệu như thế nào

     

    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***

     

     

    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup

     

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam

     

    Đăng ký sáng chế

    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam

     

    Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

    Mở công ty tại Việt Nam

     

    Tư vấn tài Chính – Ngân hàng

    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam

     

    Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng

    Dịch vụ sở hữu trí tuệ

     

    Pháp lý về lao động và việc làm

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

     

    Tư vấn giải quyết tranh chấp

    Đăng ký bản quyền

     

    Tư vấn nhượng quyền thương mại

    Công ty luật tại Hà Nội

     

    Công ty luật tại Hồ Chí Minh

    Văn phòng luật tại Hồ chí minh

     

    Tư vấn pháp lý thường xuyên

    Công ty luật sở hữu trí tuệ

     

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

     

     

     

     

     

     

     

     

     
     
     
    Contact Me on Zalo
    +84983336069
    WhatsApp chat