Năm 2022, các quy định của BHXH Việt Nam sẽ có sự thay đổi lớn, từ việc tăng tuổi nghỉ hưu đến việc điều chỉnh mức đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động,… Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết về những thay đổi mới về chính sách bảo hiểm xã hội năm 2022 ở Việt Nam.
Thay đổi tuổi nghỉ hưu
Theo quy định về tuổi nghỉ hưu, Việt Nam sẽ có sự thay đổi lớn về tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ, bắt đầu từ năm 2021 và dự kiến kết thúc vào năm 2035.
Đến năm 2022, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ thay đổi như sau:
- Lao động nam: Từ đủ 60 tuổi 06 tháng (Tăng 03 tháng so với năm 2021).
- Lao động nữ: Từ đủ 55 tuổi trở lên 08 tháng (Tăng 04 tháng so với năm 2021).
Đọc bài viết đầy đủ về việc thay đổi tuổi nghỉ hưu tại đây.
Thay đổi cách tính lương hưu của lao động nam
Cách tính lương hưu cho lao động nam vẫn sử dụng công thức trước đây. Tuy nhiên, phương pháp xác định tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam sẽ có sự điều chỉnh.
Theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2022 đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng tỷ lệ 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, trước đây vào năm 2021, lao động nam chỉ cần đóng BHXH đủ 19 năm là được hưởng tỷ lệ 45%.
Với cách tính mới này, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2022 và đóng đủ 20 năm BHXH sẽ được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Ngoài ra, nếu muốn hưởng tỷ lệ tối đa 75% thì lao động nam phải đóng BHXH từ đủ 35 năm trở lên. Tương tự, vào năm 2021 thì lao động nam chỉ cần đóng từ 34 năm trở lên.
Điều chỉnh mức đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động
Để đối phó với những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ để giúp đỡ người dân, công nhân, viên chức và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch này.
Một trong những Nghị quyết, Nghị định quan trọng nhất là Nghị quyết 68, được sửa đổi bởi Nghị quyết 126 và Nghị quyết 116.
Với việc áp dụng chính sách hỗ trợ, mức đóng BHXH sẽ liên tục thay đổi vào năm 2022.
Bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động nước ngoài
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 2 và Khoản 6 Điều 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.”
“Điều 9. Chế độ hưu trí
Các trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
c) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam;
d) Người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn”
Theo đó, người lao động nước ngoài sẽ được nhận bảo hiểm một lần nếu đáp ứng một trong các điều kiện trên.
Tuy nhiên, Điều 17 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 17. Hiệu lực thi hành
Các chế độ quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.”
Như vậy, người lao động nước ngoài khi muốn rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ phải đợi đến ngày 01/01/2022.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW*** |
||
|
||
|
||
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam |
|
|
|
||
|
||
|
||
|
||
|