(Đăng tại VIR). Dự án theo hình thức quan hệ đối tác công tư đều được áp dụng theo dạng đầu tư trên cơ sở thỏa thuận giữa các cơ quan nhà nước và nhà đầu tư để áp dụng, quản lý và vận hành các cơ sở dự án và cung cấp dịch vụ công.
Đây là một loại hình đầu tư mới mà Việt Nam trước đây chưa có nhiều kinh nghiệm thi hành. Điều này bởi vì trước đây chưa có các quy định rõ ràng về loại hình này; cũng như tồn tại sự thiếu minh bạch và bất công trong các dự án khi ký kết các hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước. Điều này gây ra nhiều sự phẫn nộ trong giới đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, Luật Quan hệ đối tác Công – Tư có hiệu lực từ tháng một này nhắm tới thu hút tài nguyên của nhiều nhà đầu tư quốc tế cũng như trong nước; nhất là trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng leo thang.
Luật Quan hệ đối tác Công – Tư: Quản lý sự thiếu sự minh bạch
Thật vậy, một trong những vấn đề khiến các nhà đầu tư lo ngại là tính mở và minh bạch của các dự án PPP. Trước đây, do các dự án này được thi hành theo Luật Đấu Giá, các thông tin về dự án không có sự minh bạch và việc chọn lựa nhà đầu tư cũng không được công khai.
Điều này rấy lên nỗi lo rằng nhà đầu tư được thi hành dự án đó đã được chỉ định một cách thiếu sự cạnh tranh công bằng. Vì thế, để giải quyết nỗi lo này, luật PPP quy dịnh rằng một vài thông tin sẽ được công khai trên hệ thống mạng lưới đấu giá quốc gia; đặc biệt là các thông tin về: chính sách quyết định đầu tư; quyết định cấp phép dự án PPP; quyết định chọn nhà đầu tư; các mục chính trong hợp đồng dự án PPP;…
Đây là một thay đổi quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và công khai cho các dự án. Nhờ đó sẽ loại bỏ được nỗi lo, tạo dựng được sự tự tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước để rót vốn vào các dự án PPP tại Việt Nam.
Luật PPP về quá trình lựa chọn nhà đầu tư
Thêm vào đó, quá trình lựa chọn nhà đầu tư cũng là một vấn đề phức tạp. Quá trình này phải dựa trên nhiều sự đánh giá và cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu thiếu các quy định rõ ràng, việc lựa chọn các nhà đầu tư có thể xảy ra qua việc lựa chọn ngẫu nhiên. Việc này dẫn đến khả năng xảy ra nhiều lỗi hoặc thậm chí là lừa đảo trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư.
Chính vì thế, luật PPP cũng quy định chặt chẽ và rõ ràng cho từng trường hợp cụ thể về cách lựa chọn nhà đầu tư, cũng như loại hình chọn lựa như thế nào. Đặc biệt hơn, trước đây nhiều dự án PPP chỉ được thi hành thông qua hình thức chỉ định nhà đầu tư; việc này khiến nhiều nhà đầu tư lo về tính công bằng của những dự án đó. Tuy nhiên, dưới các quy định mới của luật PPP, các dựa án liên quan nhất sẽ được thi hành dưới dạng đầu tư mở rộng trừ một vài trường hợp đặc biệt. Quy định mới này tạo ra sự cạnh tranh công bằng cho các nhà đầu tư tham gia đấu giá dự án.
Lựa chọn nhà đầu tư qua thỏa thuận cạnh tranh
Loại hình lựa chọn nhà đầu tư thứ hai là thỏa thuận cạnh tranh. Loại hình này áp dụng cho trường hợp các dự án công nghệ cao thuộc vào danh sách các công nghệ được ưu tiên đầu tư phát triển theo luật về công nghê cao; hoặc là các dự án có yêu cầu các công nghệ mới.Chỉ có những nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện thi hành mới được mời dự.
Đây là một loại hình ưu tú cho các nhà đầu tư nước ngoài vì họ thường sở hữu công nghệ cao, cơ sở hiện đại và thường đánh bật các nhà đầu tư trong nước. Vì vậy, đây trên cũng là một quy định quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án công nghệ PPP để thúc đẩy chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.
Lựa chọn nhà đầu tư thông qua chỉ định
Cuối cùng, chỉ có những dự án cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, quốc phòng và bí mật quốc gia sẽ được chỉ định nhà đầu tư. Nhờ đó, tính minh bạch của quá trình lựa chọn sẽ đảm bảo sự công bằng cho các nhà đầu tư. Các quy định này sẽ thu hút nhiều nhóm đầu tư trong và ngoài nước cho các dự án PPP.
Luật Quan hệ đối tác Công – Tư: Cơ chế chia sẻ rủi ro
Một thay đổi quan trọng khác là quy định về cơ chế chia rẻ rủi ro cùng các nhà đầu tư trong dự án PPP. Theo điều 82 luật PPP, khi lợi nhuận thực vượt hơn 125% so với lợi nhuận trong kế hoạch tài chính trong hợp đồng PPP, các nhà đầu tư sẽ chia sẻ với nhà nước 50% số lợi nhuận vượt trên 125% lợi nhuận trong kế hoạch tài chính.
Hơn nữa, khi lợi nhuận thực thấp hơn 75% lợi nhuận trong kế hoạch tài chính trong hợp đồng PPP, nhà nước sẽ chịu 50% giá trị chênh lệch giữa 75% lợi nhuận trong kế hoạch tài chính so với lợi nhuận thực, theo các điều kiện nhất định.
Cơ chế chia sẻ này được kỳ vòng sẽ giúp các nhà đầu tư hạn chế được các rủi ro tài chính, chắc chắn hơn về khả năng phục hồi vốn, và bảo đảm được vài phần lợi nhuận khi triển khai dự án.
Theo luật sư Phạm Duy Khương, giám đốc công ty luật ASL LAW.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ, tư luật về bất động sản.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN