góc nhìn của Cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam về quỹ bảo hiểm xã hội, góc nhìn của Cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam , Cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam về quỹ bảo hiểm xã hội, bảo lưu quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam,

Góc nhìn của Cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam về quỹ bảo hiểm xã hội

Khi có nhiều ý kiến dư luận tương đối nghiêng về hướng tiêu cực từ người dân và khối doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động Việt Nam về các nội dung trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì ta cũng nên nhìn vụ việc ở một góc độ khác để giải thích lí do tại sao Cơ quan quản lý nhà nước, Ban soạn thảo Dự thảo lại đưa ra các đề xuất đó.

Dưới góc độ quản lý nhà nước, Cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam về chính sách bảo hiểm xã hội đã đưa ra nhiều giải thích xuyên suốt nhiều năm qua trên các phương tiện truyền thông, thông báo, nghị quyết chính thức về lý do tại sao cần thắt chặt các chính sách bảo hiểm xã hội.

Mục đích cơ bản không phải là nhằm khiến người dân giảm lợi ích họ xứng đáng nhận được mà thực chất là để gia tăng lợi ích của người dân trong dài hạn, đảm bảo khoản lương hưu tiêu chuẩn để không phải trải qua khó khăn về tiền bạc khi không còn trong độ tuổi lao động.

Tuy nhiên, vì Việt Nam hiện đang dần bước vào thời kì già hóa dân số, tức người dân, người lao động sẽ sống già hơn do các điều kiện về sinh hoạt được cải thiện. Thuốc chữa bệnh hiệu quả hơn, đồ ăn sạch hơn, an toàn hơn, không khí, khí hậu được thanh lọc, cơ sở hạ tầng trú mưa trú gió tốt hơn,…

Tất cả các yếu tố đi cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã dẫn đến việc tuổi thọ người dân Việt Nam được kéo dài cao hơn. Không chỉ Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có sự gia tăng mạnh về tuổi thọ trung bình người dân trong những thập kỉ qua.

Chính vì dân số già nên Chính phủ buộc phải thay đổi chính sách về bảo hiểm xã hội hiện hành để bảo đảm đủ quỹ để trang trải các khoản phí phát sinh như tiền lương hưu mỗi tháng, tiền bảo hiểm y tế,…

Trong đó, khi người dân có thâm niên mắc bệnh cần điều trị y tế thì số tiền thường rất cao, thậm chí phải trưng dụng nguyên giường bệnh và liên tục sử dụng máy thở, các thiết bị y tế đắt tiền trong thời gian dài. Nếu họ có bảo hiểm y tế thì chi phí đó sẽ phụ thuộc vào quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính (sự bảo đảm về sức khỏe) mà người lao động, người dân tham gia vào quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Khi dân số già đi, đòi hỏi chính sách về bảo hiểm cũng cần thay đổi. Một trong các động thái rõ ràng nhất của sự thay đổi chế độ bảo hiểm xã hội ở việc tuổi nghỉ hưu tăng mạnh đối với lao động nam và nữ cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 đối với lao động và đủ 60 vào năm 2035 đối với lao động nữ (Mỗi năm tính từ hiện tại tuổi nghỉ hưu tăng 3 tháng cho lao động nam và tăng 4 tháng cho lao động nữ)

Bởi lẽ Việt Nam không thể nào chi trả chi phí cho số lượng lớn người lao động đạt tuổi nghỉ hưu trong tình trạng dân số già hóa được.

Theo thống kê của Bộ Lao động, hết tháng 1 năm 2023, cả nước có hơn 17,2 triệu người tham gia BHXH, trong đó khoảng 15,8 triệu người thuộc khu vực bắt buộc và 1,4 triệu người đóng BHXH tự nguyện và thống kế xấp xỉ cho thấy rằng Việt Nam hiện đang có khoảng 5 triệu người cao tuổi nghỉ hưu hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp xã hội hàng tháng.

Qua đó, tỉ lệ người lao động đóng bảo hiểm xã hội so với người nghỉ hưu, hưởng trợ cấp xã hội là khoảng 3,44:1. Xét trên quy mô quốc tế thì tỉ lệ này không quá thấp nhưng cũng không phải nổi bật, ở mức vừa phải (Mỹ hiện đang ở tỉ lệ khoảng 3:1)

Tuy nhiên, theo sự già hóa dân số ngày càng cao lên, tỉ lệ này sẽ ngày càng thấp và sẽ đạt đến mức độ mất cân bằng, lao động trẻ tuổi trong độ tuổi làm việc quá ít để chu cấp cho hệ thống xã hội có quá nhiều người ở độ tuổi nghỉ hưu.

Ở một góc nhìn khác, một yếu tố khác ảnh hưởng đến sự mất cân bằng xã hội trong lĩnh vực này là hiện nay càng ngày càng có nhiều người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội quyết định rút một lần khỏi quỹ. Theo đó, họ không chỉ dừng đóng thêm tiền vào quỹ mà thậm chí là rút tiền khỏi quỹ, qua đó khiến quỹ bảo hiểm xã hội gặp ngày càng nhiều vấn đề về khả năng thanh toán chế độ như lương hưu, bảo hiểm y tế, trợ cấp mai táng,… dù đó là quyền lợi chính đáng của họ.

Để giảm thiểu tình trạng người dân rút tiền khỏi quỹ, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có đề xuất về việc chỉ cho phép người lao động rút tối đa 50% thời gian họ tham gia quỹ bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, phần lớn người lao động không quá quan tâm đến câu chuyện vĩ mô hay góc nhìn của cơ quan quản lý. Họ càng không thể nào để tâm đến quyền lợi, mức sinh hoạt của các cụ ông, cụ bà không liên quan đến họ bởi lẽ chính bản thân họ cũng còn đang vật lộn với cuộc sống, đến mức hi sinh lợi ích lương hưu, bảo hiểm y tế, các khoản trợ cấp mai táng, thai sản, chế độ ốm đau,… để rút bảo hiểm xã hội một lần.

Giải pháp

Về cơ bản, mỗi bên đều có lí do của họ. Tuy nhiên, trái với quy định tăng tuổi nghỉ hưu, đề xuất chia đôi quyền lợi của người lao động đang trong độ tuổi lao động đã gặp phải đặc biệt nhiều ý kiến phản đối và qua đó, khó có thể được thông qua.

Để giải bài toán quỹ bảo hiểm xã hội gặp nguy cơ, tốt nhất là quỹ bảo hiểm xã hội VSS nên đưa ra các giải pháp thiết thực hơn là chèn ép quyền lợi của người lao động vì điều này chắc chắn sẽ không thể nào thành công. Nếu bị ép buộc, nhiều khả năng toàn bộ người lao động sẽ rút sạch khỏi quỹ bảo hiểm xã hội thông qua các phương thức hợp pháp hoặc trái pháp luật.

Một trong các phương pháp quỹ nên tập trung vào là có cơ chế minh bạch hơn trong việc quản lý quỹ, công khai thông tin minh bạch về quỹ cũng như các khó khăn gặp phải, hạn chế đầu tư mang tính rủi ro, khó xác định đặc biệt trong khi không đạt được ủng hộ, niềm tin của người dân, nên thiết lập cơ chế rút bảo hiểm theo hướng ‘hào phóng’ hơn chứ không phải giảm, chèn ép quyền lợi để bảo toàn quỹ, như việc đặt ra một vài trường hợp, lí do mà người lao động có thể rút một lần, như cần tiền chữa bệnh, trả nợ, đầu tư giáo dục, mua nhà ở cho mục đích sinh sống thật sự mà không phải cho kinh doanh,…

Về phương pháp thiết thực, có thể xem xét đưa ra các biện pháp quản lý chặt hơn để hạn chế tình trạng doanh nghiệp trốn, chậm đóng bảo hiểm xã hội khi mà tình trạng này đang diễn ra rất nhiều tại các doanh nghiệp sản xuất lớn, vừa gây thiệt hại cho quỹ vừa không đảm bảo quyền lợi của người lao động (Người lao động bị nợ đóng bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp theo quy định hiện hành sẽ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp).

Theo thống kê của VSS, đến cuối tháng 1 năm 2023, các doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội là 25.940 tỷ đồng, tăng gần 3.900 tỷ so với cùng kỳ theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tiền chậm đóng phải tính lãi gần 14.100 tỷ đồng.

Tính đến tháng 2 năm 2023, có hơn 206.000 lao động bị “treo” quyền lợi vì doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH. Họ là lao động trong gần 30.000 doanh nghiệp mất tích, phá sản, giải thể, chủ nước ngoài bỏ trốn, nợ đọng nhiều năm với số nợ BHXH khoảng 3.500 tỷ đồng (đến tháng 9/2022) và hầu như không thể thu hồi.

Để giải quyết vấn đề này, một giải pháp Cục Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thể xem xét là gia tăng số nhân viên của Cục Bảo hiểm xã hội có chức năng, nhiệm vụ thanh tra đảm bảo doanh nghiệp đóng đúng, đủ số tiền bảo hiểm xã hội theo quy định.

Hiện nay toàn VSS có khoảng 1500 cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, trung bình mỗi cán bộ phụ trách 100.000 lao động. Với số lượng lao động cần giám sát như vậy và doanh nghiệp tương ứng của họ, việc sát sao là bất khả thi. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã từng khuyến nghị rằng tỷ lệ này nên rơi vào khoảng từ 1.000 đến 2.000 lao động cho mỗi cán bộ.

Một trong các vấn đề khác có thể được giải quyết mà chưa được giải quyết trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội lần này chính là sự rắc rối, lằng nhằng, phức tạp của các thủ tục hành chính. Hiện nay, để được rút bảo hiểm xã hội một lần, các cá nhân, tổ chức cần trải qua rất nhiều thủ tục, phản ánh rõ qua số hàng dài người dân chờ lấy bảo hiểm xã hội một lần tại các cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương.

Cần phải lưu ý rằng bảo hiểm xã hội trước tiên và trên hết là quyền lợi của người lao động. Thay vì tập trung tranh cãi về việc nên giữ hay nên rút, nên giảm hay các biện pháp khác để hạn chế, bảo toàn quỹ thì nên sửa đổi, đề xuất các phương án để người lao động, người đóng bảo hiểm cảm thấy rằng họ có quyền quyết định với số tiền mình đóng vào quỹ, khiến họ an tâm tiếp tục tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoàiĐăng ký thương hiệu
    Đăng ký thương hiệu độc quyềnPhí đăng ký nhãn hiệu
    Dịch vụ đăng ký thương hiệuĐăng ký thương hiệu như thế nào
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***  
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam Đăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt Nam Tư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệ Pháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Tư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyền Tư vấn nhượng quyền thương mại
    Công ty luật tại Hà Nội Công ty luật tại Hồ Chí Minh
    Văn phòng luật tại Hồ chí minh Tư vấn pháp lý thường xuyên
    Công ty luật sở hữu trí tuệ Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat