Đề xuất mức thuế xuất khẩu riêng với từng loại phân bón

Đề xuất mức thuế xuất khẩu riêng với từng loại phân bón

Hiệp hội Phân bón Việt Nam đề xuất, Bộ Tài chính trình Quốc hội sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng để các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước được hoàn thuế giá trị gia tăng, cạnh tranh bình đẳng giữa phân bón sản xuất trong nước và phân bón nhập khẩu, và để ngành phân bón phát triển bền vững.

Bộ Tài chính cho hay, thời gian gần đây cơ quan này nhận được kiến nghị của nhiều cơ quan đề nghị rà soát, xem xét chính sách thuế xuất khẩu với phân bón trong bối cảnh giá phân bón tăng cao. Bộ Tài chính đã có báo cáo Chính phủ về tổng quan thị trường phân bón.

Theo đó, giá các loại phân bón thị trường thế giới và trong nước liên tục tăng cao do hầu hết nguyên liệu phải nhập khẩu và tăng giá mạnh thời gian qua. Thêm vào đó, việc khan hiếm container rỗng và thiếu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất (như thiếu quặng apatit tuyển để sản xuất phân bón NPK) khiến giá phân bón tăng cao.

Bộ Tài chính mới đây đã đề xuất quy định thống nhất một mức thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng phân bón thuộc nhóm từ 31.02 đến 31.05.

Đối với loại phân bón có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm có thuế suất thuế xuất khẩu sẽ có mức thuế tăng từ 0% lên 5%. Mục đích của việc áp thuế xuất khẩu 5% sẽ góp phần giảm xuất khẩu phân bón, giữ lại nguồn phân bón cho nhu cầu sử dụng trong nước, nhất là trong bối cảnh giá phân bón đang có xu hướng tăng cao, có thể tăng ngân sách từ nguồn phân bón xuất khẩu.

Cả nước xuất khẩu 1,35 triệu tấn phân bón, thu về 560 triệu USD trong năm 2021, nhưng cũng chi tới 1,45 tỷ USD để nhập về 4,54 triệu tấn phân bón các loại. Giá phân bón xuất khẩu quý I/2022 đã tăng so với giá xuất khẩu trung bình cả năm 2021, cụ thể là tăng hơn 230 USD/tấn, đạt 647,3 USD/tấn. Để tăng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng thời cơ này. Quý I/2022, nước ta xuất khẩu kỷ lục 474.000 tấn, kim ngạch 307 triệu USD, tăng 42,2% về lượng và tăng gấp 3 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Hiệp hội Phân bón Việt Nam phản hồi đối với Dự thảo nghị định về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu của Bộ Tài chính và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu rằng, do phân bón vô cơ gồm nhiều chủng loại: urea, phân bón chứa lân, NPK… Trong đó, sản phẩm urea sử dụng nguồn nguyên liệu từ khí của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau và nguồn nguyên liệu từ than của Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty Đạm Ninh Bình  thuộc nhóm áp thuế xuất khẩu 5%.

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, việc áp dụng thuế xuất khẩu 5% cho phân bón vô cơ không phân biệt tỷ lệ giá trị tài nguyên, khoáng sản trong bối cảnh giá dầu, giá khí, giá năng lượng được dự báo tiếp tục tăng, thì mức thuế suất này không thay đổi hay tác động gì đến xuất khẩu phân bón urea. Việc áp thuế xuất khẩu 5% sẽ ảnh hưởng lớn đối với sản xuất phân bón NPK do sản phẩm NPK đang dư thừa công suất, khi áp thuế xuất khẩu 5% sẽ làm giảm sức cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan khi xuất khẩu vào các nước trong khu vực.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có hơn 800 cơ sở sản xuất phân bón, đại đa số là các cơ sở sản xuất phân bón NPK với tổng công suất thiết kế trên 29 triệu tấn/năm. Năm 2021 xuất khẩu gần 362.000 tấn, nhập khẩu 435.525 tấn. NPK thuộc nhóm hàng 31.05 thuế xuất khẩu hiện đang áp dụng là 0%. Các nhà sản xuất NPK xuất khẩu sản phẩm sang thị trường các nước trong khu vực sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu thuế xuất khẩu tăng lên 5%.

Nên có mức thuế xuất khẩu riêng biệt cho từng loại phân bón, áp dụng linh hoạt

Mức biến động về nguồn cung và giá phân bón ở tầm quy mô toàn cầu bởi các lý do như phân bón là mặt hàng chịu biến động khá lớn về giá, nguồn cung và nguyên liệu, cộng thêm những biến động chính trị như lệnh trừng phạt của các nước phương Tây đối với Belarus, xung đột Nga – Ukraine, hay chính sách kiểm soát xuất khẩu phân bón của Trung Quốc. Chính vì vậy, việc điều chỉnh phải linh hoạt, đúng thời điểm.

Theo như Phó tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam – Ông Phùng Hà chia sẻ, chỉ nên tạm thời áp dụng thuế xuất khẩu 5% trong những thời điểm nhất định khi nguồn cung thiếu hụt, khi giá thế giới tăng quá cao. Ngoài ra, có thể tham khảo việc áp thuế xuất khẩu của Trung Quốc, đơn cử, năm 2021 hoặc một số năm trước, Trung Quốc áp thuế xuất khẩu cho 2 loại phân bón, urea và DAP, vào thời gian sử dụng ít, thuế xuất khẩu lên tới 110%.

Ông Hà cho rằng, Mục tiêu “thống nhất thuế xuất khẩu 5% sẽ góp phần tăng thu ngân sách từ phân bón” chưa chắc đã thực hiện được, vì thuế xuất khẩu với urea (tương đối lớn) không thay đổi vẫn là 5%, còn nguồn thu từ thuế xuất khẩu đối với phân bón NPK có thể giảm vì số lượng xuất khẩu có thể giảm khi sức cạnh tranh yếu đi.Do phân bón vô cơ gồm nhiều chủng loại, mỗi loại có đặc điểm riêng về nguyên liệu, thị trường, cung cầu… nên rất cần đánh giá và áp dụng riêng thuế xuất với từng chủng loại.

Hiệp hội đề xuất, Bộ Tài chính trình Quốc hội sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng để các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước được hoàn thuế giá trị gia tăng, cạnh tranh bình đẳng giữa phân bón sản xuất trong nước và phân bón nhập khẩu, và để ngành phân bón phát triển bền vững.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn về luật thuế.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoàiĐăng ký thương hiệu
    Đăng ký thương hiệu độc quyềnPhí đăng ký nhãn hiệu
    Dịch vụ đăng ký thương hiệuĐăng ký thương hiệu như thế nào
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Công ty luật tại Hà NộiCông ty luật tại Hồ Chí Minh
    Văn phòng luật tại Hồ chí minhTư vấn pháp lý thường xuyên
    Công ty luật sở hữu trí tuệTư vấn sở hữu trí tuệ
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat