Việt Nam: Sửa đổi luật SHTT nhằm tạo môi trường an toàn hơn cho doanh nghiệp, Sửa đổi luật sở hữu trí tuệ

Việt Nam: Sửa đổi luật sở hữu trí tuệ nhằm tạo môi trường an toàn hơn cho doanh nghiệp

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình gia nhập thị trường quốc tế và trên công cuộc khẳng định vị thế của mình với các nước láng giềng. Vì vậy, điều cốt yếu đối với sự phát triển của Việt Nam hiện giờ là phải có một môi trường kinh doanh phát triển lành mạnh, kéo theo sự phát triển của cả nền kinh tế nước nhà. Theo đó, các đề xuất về bảo hộ nhãn hiệu chặt chẽ hơn và tạo điều kiện phát triển cho các loại nhãn hiệu mới trong dự thảo sửa đổi Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) hiện hành sẽ tạo thuận lợi cho quá trình Việt Nam gia nhập và tỏa sáng trên thị trường quốc tế, đồng thời cũng sẽ giúp Việt Nam hình thành một môi trường an toàn hơn cho các doanh nghiệp.

Trung Nguyen Coffee và Rice Field: Bạn hay thù?

Năm 2000, Công ty Cà phê Trung Nguyên hợp tác với Công ty Rice Field của Mỹ với ý định mở rộng quy mô vào thị trường này. Tuy nhiên, sau một thời gian, công ty Cà phê Trung Nguyên đã phát hiện ra rằng đối tác Rice Field đã đi sau lưng họ và đăng ký nhãn hiệu của họ ‘hộ’ họ. Mặc dù họ đã ngay lập tức làm đơn khiếu nại nhưng phải đến 2 năm sau, Công ty Cà phê Trung Nguyên mới đòi lại được nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên, để giải quyết tranh chấp, Công ty Cà phê Trung Nguyên vẫn phải chấp nhận để công ty Rice Field là nhà phân phối sản phẩm cà phê của mình tại Mỹ.

Cuộc chiến của Cà phê Trung Nguyên với việc đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài. Nguồn: vietnamnews

Câu chuyện đòi lại nhãn hiệu của Cà phê Trung Nguyên là một trong những vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đầu tiên của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài. Công ty cà phê Trung Nguyên đã mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để đòi lại nhãn hiệu của mình. Câu chuyện này đã trở thành một bài học đắt giá cho nhiều công ty phải học tập khi tiến hành kinh doanh tại nước ngoài. Tuy nhiên, hơn 20 năm sau, tình trạng nhãn hiệu bị mất do không đăng ký bảo hộ ở thị trường nước ngoài dường như vẫn là một câu chuyện quen thuộc ở Việt Nam, điển hình như vụ tranh chấp nhãn hiệu gạo ST25 mới đây.

Đăng ký nhãn hiệu với ý định xấu

Có phải nguyên nhân cốt lõi của vấn đề này là do doanh nghiệp quá bất cẩn không đăng ký bảo hộ sớm? Tuy nhiên, có lẽ doanh nghiệp không nên chịu hoàn toàn trách nhiệm vì bản thân họ cũng chỉ là nạn nhân. Để giải quyết tận cùng vấn đề này, điều quan trọng nhất là phải giảm thiểu các trường hợp cố ý đăng ký trước để chiếm đoạt nhãn hiệu với ý định xấu. Hầu hết các nhãn hiệu bị chiếm đoạt thường đã có uy tín và vị thế nhất định trên thị trường. Do đó, một số cá nhân/tổ chức thường muốn lợi dụng ảnh hưởng của nhãn hiệu đó để bán sản phẩm của họ dưới tên các nhãn hiệu này hoặc thu lợi nhuận bằng cách bán lại nhãn hiệu đó cho chủ sở hữu thực sự khi họ muốn mở rộng kinh doanh vào thị trường này,…

Tình trạng này không chỉ xảy ra với các doanh nghiệp Việt Nam khi mở rộng vào thị trường nước ngoài mà ngược lại, nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng gặp phải vấn đề này khi tiến vào Việt Nam. Việc đăng ký nhãn hiệu với ý định xấu không chỉ gây thiệt hại cho chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu mà còn làm cho môi trường kinh doanh trở nên kém thân thiện, ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Một trong những trường hợp điển hình đóng cả hai vai trò tương phản là công ty thuốc lá Vinataba. Họ vừa là nạn nhân của việc chiếm đoạt nhãn hiệu khi thâm nhập thị trường nước ngoài, vừa là kẻ đánh cắp nhãn hiệu của tổ chức khác khi ở Việt Nam. Năm 2002, Vinataba – công ty thuốc lá lớn nhất Việt Nam phát hiện nhãn hiệu “Vinataba” của họ đã được một công ty ở Indonesia đăng ký bảo hộ tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và hầu hết các nước Đông Nam Á. Đứng trước nguy cơ bị mất uy tín và thị trường xuất khẩu, Vinataba đã tìm cách giành lại quyền sở hữu nhãn hiệu. Dù mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nhưng cuối cùng họ chỉ lấy lại được nhãn hiệu ở một vài thị trường.

Tuy nhiên, đến năm 2016, Vinataba lại rơi vào tình thế hoàn toàn trái ngược: họ có nguy cơ bị một công ty thuốc lá Indonesia khởi kiện vì đã nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thuốc lá tại Việt Nam. Vụ việc này có ảnh hưởng xấu đến hình ảnh Việt Nam đến nỗi mà Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan xử lý vụ việc này. Do lập luận của Vinataba chưa đủ thuyết phục nên Hội Luật gia Việt Nam đã đề nghị không nên cấp quyền sở hữu các nhãn hiệu trên cho Vinataba để tránh bị công ty Indonesia kiện ra tòa án quốc tế, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam.

Sửa đổi Luật SHTT để tạo môi trường an toàn hơn cho các doanh nghiệp

Trước tình hình tranh chấp đăng ký nhãn hiệu ngày càng phức tạp, dự thảo sửa đổi Luật SHTT mới đây đã đề xuất bổ sung quy định hủy bỏ toàn bộ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ trong trường hợp người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nộp đơn với ý định xấu. Bản dự thảo sửa đổi mới này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn nảy sinh lâu nay trong quá trình đăng ký nhãn hiệu.

Theo quy định hiện hành, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp trong trường hợp người nộp đơn không có quyền đăng ký nhãn hiệu đó. Thời hạn thực hiện quyền này là 5 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, không kể trường hợp cấp văn bằng do người nộp đơn không trung thực.

Sửa đổi Luật SHTT để tạo môi trường an toàn hơn cho các doanh nghiệp

Tuy nhiên, do việc đo lường mục đích không trung thực của người nộp đơn không thuộc phạm vi tiêu chuẩn bảo hộ mà chỉ trong phạm vi quyền đăng ký, dẫn đến nhiều trường hợp người nộp đơn vẫn đáp ứng được quyền đăng ký nhưng lại có được quyền này do sự không trung thực/ý định xấu của người nộp đơn. Ví dụ, đã có nhiều trường hợp cá nhân/tổ chức lợi dụng các nhãn hiệu chưa được đăng ký tại Việt Nam để đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với mục đích lợi dụng uy tín của nhãn hiệu đó để kinh doanh, hoặc họ chỉ muốn ngăn cản hoặc tìm cách bán lại các nhãn hiệu này cho các chủ sở hữu nhãn hiệu nước ngoài khi họ tiến vào thị trường Việt Nam (tương tự như đăng ký tên miền với ý định xấu).

Ngoài mục tiêu giải quyết vấn đề đăng ký nhãn hiệu với ý định xấu, việc mở rộng quy định này cũng phù hợp với xu hướng của thế giới hiện nay. Mặc dù mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về ý định xấu trong đăng ký nhãn hiệu, nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, dường như các quy định về sở hữu trí tuệ nói chung và về ý định xấu trong đăng ký nhãn hiệu ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn. Một ví dụ về các quốc gia đã thêm các quy định này vào bộ luật của họ là Trung Quốc. Được biết, Trung Quốc đã bổ sung các quy định về vấn đề này khi sửa đổi Luật Nhãn hiệu của họ vào năm 2019.

Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mới và nhãn hiệu mới

Không chỉ tăng cường bảo hộ các nhãn hiệu hiện có mà dự thảo sửa đổi Luật SHTT lần này còn mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp đưa nhãn hiệu mới ra thị trường bằng việc đề xuất giảm thời hạn để người tiêu dùng quên một nhãn hiệu từ 5 năm xuống còn 3 năm. Cụ thể, cá nhân/tổ chức có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ với điều kiện nhãn hiệu đã hết hạn đăng ký từ 3 năm trở lên, thay vì 5 năm như trước đây. Họ cũng có thể nộp đơn đăng ký nếu nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã bị chấm dứt hiệu lực do không được sử dụng trong 5 năm liên tục mà không có lý do chính đáng.

Đại diện sở hữu trí tuệ, Dịch vụ sở hữu trí tuệ, công ty luật về sở hữu trí tuệ, công ty luật sở hữu trrí tuệ, luật sư sở hữu trí tuệ, tư vấn luật sở hữu trí tuệ, sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng, bản quyền
sửa đổi luật sở hữu trí tuệ

Việc quy định thời hạn cho phép người tiêu dùng quên, hoặc chấm dứt mối liên hệ với một nhãn hiệu cũ không còn giá trị là điều cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, “với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường, số lượng nhãn hiệu xuất hiện càng nhiều, thời gian một nhãn hiệu sinh ra và biến mất khỏi thị trường ngày càng ngắn, do đó, khoảng thời gian để người tiêu dùng quên đi sự tồn tại của một nhãn hiệu là 5 năm đã không còn hợp lý”, theo báo cáo phân tích về dự thảo sửa đổi Luật SHTT.

Yêu cầu rút ngắn thời hạn càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp thành lập mới ngày càng nhiều, dẫn đến số lượng nhãn hiệu nộp đơn đăng ký cũng gia tăng tương ứng dẫn đến sự hạn chế về các loại nhãn hiệu có thể được đăng ký trên thị trường. Do đó, việc giảm thời hạn các nhãn hiệu không được quan tâm sử dụng trong thực tế sẽ tạo điều kiện để các nhãn hiệu mới nộp sau có cơ hội được xác lập quyền sớm hơn, giúp doanh nghiệp kịp thời đưa sản phẩm mang nhãn hiệu ra thị trường

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật sở hữu trí tuệ, đăng ký nhãn hiệu quốc tế và trong nước.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat