Thương vụ M&A lịch sử: Chevron và ExxonMobil

Thương vụ Mua bán và sáp nhập (M&A) lịch sử: Chevron và ExxonMobil

Tuy tỉ lệ thấp, tuy nhiên thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) Exxon Mobil và Chevron vẫn được giới chuyên môn kinh doanh dầu khí đặt kỳ vọng cao. Bởi vì một khi thương vụ M&A này thành công, Standard Oil có thể tái xuất thế giới vào một ngày nào đó.

Giá dầu giảm kỷ lục

Đối với ngành dầu khí, năm 2020 có thể nói là một năm cực kì đặc biệt. Chỉ mới đầu năm, giá dầu đã xuống mức thấp lịch sử do cuộc khủng hoảng của đại dịch Covid-19. Điều này dẫn đến sự phá sản của nhiều công ty dầu mỏ lớn mạnh như Chesapeake, Whitings, … Ngay cả các hợp đồng tương lai của WTI cũng có lúc bị bán với giá âm.

Việc cắt giảm sản lượng của nhiều nước OPEC không đạt được hiệu quả như mong đợi. Giá dầu vẫn ở mức thấp trong nhiều tháng. Điều này đã gây thiệt hại lớn cho các công ty dầu khí trên toàn thế giới. Trước tình hình đó, nhiều công ty lớn đã tìm đến các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) để cắt giảm chi phí và tìm lại vị trí của mình trong ngành dầu khí. Thương vụ M&A đáng chú ý nhất là của Chevron và Exxon Mobil – hai trong số những công ty dầu khí lớn nhất trong ngành.

Chevron & Exxon Mobil

Chevron và Exxon Mobil là hai gã khổng lồ dầu khí trên lãnh thổ Mỹ cũng như trên thế giới. Trong quá khứ, họ đã từng bị tách ra khỏi người con yêu quý của ông trùm Rockefeller – Standard Oil.

Sự hợp nhất lịch sử của Chevron và Exxon Mobil. Ảnh: doanhnghieptiepthi

Năm 1911, vì đạo luật chống độc quyền của Sherman năm 1892, tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Standard Oil buộc phải tách thành 34 công ty. Các công ty con này hoạt động độc lập và không can thiệp vào lợi ích của nhau. Chevron trước đây được gọi là Standard Oil California trong khi Exxon Mobil được thành lập bằng sự hợp nhất của Standard Oil New Jersey và Standard Oil New York.

Trong số 7 tổ chức thống trị thị trường dầu khí từ giữa những năm 40 đến cuối những năm 70 của thế kỷ trước, Exxon Mobil và Chevron đã chiếm tới 5 phần. Nếu Exxon được tạo ra bởi Exxon và Mobil, thì Chevron là sự kết hợp của Texaco, Gulf Oil và chính Chevron trong quá khứ. Mỗi tổ chức dầu mỏ đã là một thế lực mạnh trong ngành và khi kết hợp lại, họ càng thể hiện sự vượt trội so với các đối thủ.

Tác động của đại dịch Covid-19

Kết quả của những vụ sáp nhập đó là hai công ty có doanh thu và vốn hóa hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, việc sáp nhập sẽ gặp những trở ngại rất lớn từ đại dịch Covid-19. Để ngăn ngừa sự lây lan của đại dịch, chính phủ của nhiều quốc gia đã đưa ra những hạn chế đối với việc di chuyển không chỉ nội địa mà còn cả ở quốc tế. Do đó, nhu cầu dầu khí cũng như dầu mỏ giảm mạnh tới 30% do sự ngừng hoạt động, hạn chế di chuyển của các phương tiện giao thông phổ biến như máy bay, tàu hỏa, thuyền bè, …

Điều này khiến giá cả dầu khí tụt dốc không phanh. Dù nhiều nghị quyết đã được đưa ra như việc các nước có sản lượng khai thác dầu khí lớn nhất thế giới cam kết cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, kết quả không mấy lạc quan. Bên cạnh đại dịch Covid – 19, việc các hãng xe khổng lồ đẩy mạnh sản xuất xe điện như công ty Tesla của Elon Musk cũng khiến tương lai của hai gã khổng lồ này có phần lung lay.

Thương vụ M&A tạo nên lịch sử

Kết quả là vào cuối năm 2020, Chevron báo lỗ tới 5,5 tỷ USD so với mức lãi 2,5 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của công ty giảm 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 94,7 tỷ USD với quý giảm thứ ba liên tiếp. Exxon Mobil thậm chí còn có kết quả kinh doanh tệ hơn với khoản lỗ lên đến 22,4 tỷ USD, lần đầu tiên kể từ khi Exxon và Mobil về chung một nhà. Doanh thu của công ty cũng giảm 31,5%, chỉ đạt 181,5 tỷ USD. Kết quả kinh doanh đáng thất vọng này đã đẩy giá cổ phiếu của họ đi xuống, đỉnh điểm là vào giữa tháng 3 khi cổ phiếu của Chevron giảm từ 112 USD xuống chỉ còn hơn 55 USD. Exxon Mobil cũng không khá hơn mấy khi cổ phiếu của hãng này giảm hơn một nửa xuống chỉ còn 34 USD vào thời điểm này.

Do đó, hai đại gia này đã tính đến chuyện sáp nhập nhằm mục đích cắt giảm chi phí và tái cấu trúc hoạt động kinh doanh. Tính đến nay, vốn hóa thị trường của Exxon và Chevron lần lượt là 190 tỷ USD và 164 tỷ USD. Điều này có nghĩa là việc sáp nhập sẽ tạo ra một doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường khoảng 350 tỷ USD. Công ty sau sáp nhập sẽ trở thành công ty dầu lớn thứ hai thế giới tính theo giá trị vốn hóa thị trường và sản lượng, chỉ đứng sau nhà sản xuất dầu nhà nước Aramco của Saudi Arabia. Đây cũng sẽ là vụ sáp nhập lớn nhất trong ngành dầu mỏ kể từ khi Exxon và Mobil hợp nhất vào năm 1998.

Tuy nhiên, việc sáp nhập có khả năng gặp nhiều rào cản, không chỉ riêng tác động từ đại dịch Covid-19. Thương vụ sáp nhận này còn phải đối mặt với các vấn đề chống độc quyền cũng như vấn đề môi trường. Cả Chevron và Exxon Mobil đều là thành viên chính của tập đoàn Standard Oil và là 5 trong số 7 gã khổng lồ của thị trường dầu mỏ trong quá khứ. Việc sáp nhập của họ giống như mang lại “bóng ma” của Standard Oil và có thể sẽ lũng đoạn thị trường dầu ở Mỹ. Do đó, sẽ có rất nhiều tổ chức cũng như các nhà lập pháp Hoa Kỳ phản đối việc sáp nhập này. Bên cạnh đó, với việc tân Tổng thống Biden rất quan tâm đến vấn đề môi trường cũng như muốn nước Mỹ chuyển mình khỏi ngành dầu mỏ, việc hai gã khổng lồ này sáp nhập sẽ có ảnh hưởng lớn đến các mục tiêu của ông. Do đó, với một tổng thống từng thề sẽ đưa nước Mỹ trở lại hiệp định Paris về biến đổi khí hậu như Biden, chắc chắn ông ta sẽ không đứng ngoài cuộc khi thương vụ sáp nhập lịch sử giữa Chevron và Exxonmobil diễn ra.

Liên hệ với ASL LAW để được hướng dẫn về Mua bán và sáp nhập tại Việt Nam:

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat