Từ ngày 01/09/2021, nhiều quy định mới liên quan đến quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc sẽ chính thức có hiệu lực. Chính vì vậy mà người lao động, đặc biệt là người lao động nữ cần đặc biệt chú ý quan tâm đến những thay đổi này để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Những thay đổi lớn nhất có thể kể đến như chính sách trợ cấp một lần, bảo vệ sức khỏe người lao động, sức khỏe sinh sản cho lao động nữ,… sẽ là những chính sách quan trọng hơn cả, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của không chỉ một mạng người mà thậm chí là 2, 3 mạng người.
Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07/7/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nhiều điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.
Trong thông tư 06 có rất nhiều điều cần chú ý, đặc biệt là đối với lao động nữ, cụ thể như việc:
Mở rộng chế độ thai sản cho lao động nữ
Lần sửa đổi về bảo hiểm xã hội bắt buộc này có các quy định liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động tham gia BHXH bắt buộc so với Thông tư 59, đặc biệt là về các chính sách liên quan đến sức khỏe sinh sản của lao động nữ.
Điểm mới trong thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ được nêu rõ tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 06. Cụ thể, trong trường hợp bất hạnh con của nữ lao động bị chết hoặc thai chết lưu thì thời điểm hưởng chế độ thai sản khi sinh con và hưởng trợ cấp một lần khi sinh con sẽ được tính theo số con sinh ra, kể cả con chết hoặc thai chết lưu.
Đây là một cải tiến lớn trong quy định về chế độ sinh đẻ và đặc biệt có lợi cho lao động nữ vì theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 59 hiện đang áp dụng thì chế độ thai sản chỉ được tính trong trường hợp sinh con và con của nữ lao động còn sống.
Theo đó, với những quy định mới này, quyền lợi của lao động nữ sẽ được đảm bảo và họ có thể yên tâm thực hiện nghĩa vụ sinh đẻ mà không cần lo về việc quyền lợi của mình bị ảnh hưởng.
Tăng cường chăm sóc sức khỏe của người lao động
Theo Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, người lao động sẽ đạt được nhiều trợ giúp thiết thực hơn liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Cụ thể, giờ đây người lao động sẽ có nhiều phương tiện và cách thức để tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hơn, đồng thời họ cung nhận đảm bảo sức khỏe thông qua các mức trợ cấp ốm đau.
Trường hợp người lao động nghỉ việc do mắc một trong các bệnh thuộc danh sách 332 bệnh cần chữa trị dài ngày theo Thông tư 46/2016/TT-BYT của Bộ Y tế thì thực hiện điểm b khoản 2, Điều 1 Thông tư 06 sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 59 về việc bổ sung quy định hưởng chế độ ốm đau đối với những ngày lẻ không đủ tháng thì mức hưởng tối đa trong 01 tháng.
Cụ thể, trong khi theo Thông tư 59, chế độ ốm đau chỉ được tính trên số ngày nghỉ thực tế thì Thông tư 06 lại cho phép tính luôn cả tháng đối với những trường hợp nghỉ ốm mà tháng đó vẫn còn vài ngày mới tính đủ. Ngoài ra, toàn bộ thời gian nghỉ ốm đau (tính tròn) của người lao động được hưởng chế độ bằng 75% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đối với trường hợp người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà chịu ốm đau, tai nạn không phải là tai nạn lao động hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm đau mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (kể cả nghỉ không hưởng lương) thì khoản 3 Điều 1 Thông tư 06 đã bổ sung vào khoản 3 Điều 6 Thông tư 59 mức trợ cấp ốm đau tính trên tiền lương đã đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp những tháng tiếp theo người lao động tiếp tục ốm đau phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN