lưu ý về việc rút bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam, lưu ý về việc rút bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động nước ngoài, rút bảo hiểm xã hội một lần tại Việt Nam, lưu ý về người lao động nước ngoài rút bảo hiểm xã hội một lần tại Việt Nam,

Lưu ý về việc rút bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Nhu cầu rút bảo hiểm xã hội một lần của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đang nhanh chóng tăng dần trong bối cảnh việc di cư từ các quốc gia phát triển đến các quốc gia đang phát triển trở thành một trong các xu hướng chủ đạo trên thị trường việc làm toàn cầu. Việc thực hiện thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần là một vấn đề pháp lý quan trọng, đòi hỏi sự hiểu biết về các quy định và chính sách bảo hiểm xã hội tại đất nước này.

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, số lượng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xu hướng gia tăng trong 2 thập kỉ qua. Với chỉ khoảng 12 nghìn lao động nước ngoài vào năm 2005, số lượng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã tăng gần 7 lần lên 83,6 nghìn người vào năm 2015 và đạt khoảng 117,8 nghìn người vào năm 2019.

Số lượng người lao động dần tăng cao cũng đánh dấu thời điểm cần có sự thay đổi quy định pháp lý về việc người lao động nước ngoài tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam.

Đáp ứng yêu cầu từ các tổ chức đại diện người lao động, công đoàn sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam cũng như yêu cầu nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động cao hơn theo các công ước, hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, nổi bật là quy định của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam đã tiến hành soạn thảo, chuẩn bị các quy định về người lao động nước ngoài tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13 (“Luật Bảo hiểm xã hội 2014”) cùng các văn bản quy phạm pháp luật khác như Nghị định 143/2018/NĐ-CP (“Nghị định 143”) và Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14 (“Bộ luật Lao động 2019”).

Để đảm bảo quyền lợi của mình, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần nắm rõ những quy định pháp lý về việc rút bảo hiểm xã hội một lần tại Việt Nam. Bài viết sau sẽ phân tích rõ những lưu ý quan trọng mà người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần lưu ý khi thực hiện thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần tại Việt Nam.

Quy định về việc người lao động nước ngoài tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam

Người lao động Việt NamNgười lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Nghị định 143/2018/NĐ-CP
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Theo quy định tại Nghị định 143, khi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam, họ thuộc đối tượng bắt buộc tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Theo đó, kể từ tháng 12 năm 2018 khi Nghị định 143 có hiệu lực, người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong giai đoạn này, người lao động nước ngoài sẽ được hưởng ba chế độ gồm chế độ ốm đau, thai sản và tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp. Hai chế độ còn lại là hưu trí và tử tuất được chính thức triển khai từ năm 2022.

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 143.

Trường hợp người lao động nước ngoài được rút bảo hiểm xã hội một lần

Người lao động Việt NamNgười lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Nghị định 143/2018/NĐ-CP
Điều 9. Chế độ hưu trí

6. Các trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
c) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam;
d) Người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.

Theo đó, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc một trong các bốn trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định 143 thì được rút bảo hiểm xã hội một lần, bao gồm:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động nước ngoài đủ tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ sẽ đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần, với điều kiện tổng số năm đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035, mỗi năm tăng 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ (Năm 2024, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 61 tuổi và lao động nữ là 56 tuổi 4 tháng).

Qua đó, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần chú ý đáp ứng quy định về tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh tịnh tiến hàng năm để được áp dụng trường hợp rút bảo hiểm xã hội một lần theo phương thức này.

Trong trường hợp người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc các trường hợp đặc thù khác thì độ tuổi nghỉ hưu có thể được thay đổi.

b) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế:

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế sẽ đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi có yêu cầu.

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT, ngoài trường hợp người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm bên trên, người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc cũng sẽ đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

c) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam:

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu và số năm đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm sẽ đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội nếu không tiếp tục cư trú tại Việt Nam.

Khác với trường hợp người lao động Việt Nam nghỉ việc, dừng đóng bảo hiểm xã hội trong một năm mới đủ điều kiện hưởng thì người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ra nước ngoài định cư sẽ không phải chờ đợi để đủ điều kiện rút.

Dựa trên kinh nghiệm trong thực tiễn, người lao động nước ngoài cần lưu ý về một số yếu tố khi quyết định nộp yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo điều kiện này, gồm:

  • Xuất khẩu lao động không đáp ứng điều kiện: Người lao động không còn cư trú ở Việt Nam nhưng vì lí do xuất khẩu lao động sẽ không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần, tương tự với việc người lao động đi du lịch ngắn ngày tới các quốc gia khác.
  • Chuẩn bị bằng chứng chứng minh việc người lao động không tiếp tục cư trú tại Việt Nam: Người lao động nước ngoài nên chuẩn bị thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài, cùng với giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, và/hoặc các loại giấy tờ xác nhận có giá trị tương tự hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, người lao động nước ngoài muốn hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo điều kiện này thường không còn cư trú ở Việt Nam khi nộp yêu cầu hưởng. Do đó, họ không thể trực tiếp nộp hồ sơ hưởng hoặc nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội.

Theo đó, người lao động nên xem xét liên hệ với các đơn vị tư vấn pháp lý có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội để ủy quyền cho họ nhận theo quy định của pháp luật Việt Nam về ủy quyền.

d) Người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn:

Khi người lao động nước ngoài chấm dứt hợp đồng lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn thì người lao động nước ngoài sẽ đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Về tính chất, điều kiện hưởng này có sự tương đồng với điều kiện không còn cư trú tại Việt Nam vì khi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không gia hạn được giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hoặc các loại giấy tờ này hết hạn, người lao động nước ngoài sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP đối với trường hợp tiếp tục làm việc tại Việt Nam khi giấy phép lao động quá hạn hoặc không có giấy phép lao động.

Hình thức xử phạt bổ sung là người lao động nước ngoài sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Đối với người sử dụng lao động, họ sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 75 triệu đồng tùy vào số lượng người lao động nước ngoài vi phạm.

Tài liệu hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Tài liệu người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần chuẩn bị để nộp yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần sẽ phụ thuộc vào việc người lao động nước ngoài thuộc trường hợp nào trong bốn trường hợp trên.

Điển hình, nếu người lao động đang mắc một trong các loại bệnh đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Bộ Y tế thì họ cần chuẩn bị trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng bệnh hoặc việc mắc bệnh đó dẫn đến việc họ không còn khả năng tự phục vụ được đến 81% bên cạnh những loại giấy tờ cơ bản.

Trong trường hợp người lao động không còn cư trú tại Việt Nam thì cần chuẩn bị các giấy tờ chứng minh điều này như bản sao giấy xác nhận về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc khi không gia hạn được giấy phép lao động thì cũng cần chuẩn bị các loại giấy tờ, tài liệu thể hiện điều đó được xác thực về tính chính xác bởi các cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với lao động là người nước ngoài gồm hai loại giấy tờ chính là sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã được chốt hoặc gộp hoàn thiện, đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo mẫu số 14-HSB ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-bảo hiểm xã hội năm 2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Mẫu số 14-HSB có thể được tải về tại đây.

Khi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần, người lao động người nước ngoài cần xuất trình hộ chiếu được dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong trường hợp người lao động nước ngoài nộp hồ sơ thông qua đại diện pháp lý thì cần bổ sung giấy ủy quyền theo quy định.

Thủ tục yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Người lao động nước ngoài khi đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần

Người lao động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo như phân tích bên trên.

Do tính chất pháp lý đặc thù và phức tạp của việc chuẩn bị các loại hồ sơ trên tương ứng với điều kiện của người lao động, người lao động nước ngoài nên xem xét việc sử dụng dịch vụ của các đơn vị tư vấn pháp lý, công ty luật để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như đảm bảo khả năng chuẩn bị hồ sơ đúng, đầy đủ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội

Nơi tiếp nhận yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là cơ quan Bảo hiểm xã hội tại địa phương đăng ký.

Căn cứ theo quy định tại điểm 2 khoản 2 Điều 26 Quyết định 636/QĐ-BHXH, người lao động nước ngoài nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần tới cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện hoặc bảo hiểm xã hội tỉnh (trong trường hợp bảo hiểm xã hội tỉnh được phân cấp giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần) nơi người đó có hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

Người lao động có thể nộp qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét hồ sơ

Để đảm bảo việc người lao động nước ngoài đáp ứng các điều kiện để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hồ sơ và tổ chức chi trả cho người lao động nước ngoài hoặc phải có văn bản nêu lí do nếu không giải quyết yêu cầu.

Thời hạn để thực hiện việc này là trong vòng tối đa 10 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ từ người lao động nước ngoài. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng, thời hạn này có thể được kéo dài lâu hơn.

Khi hồ sơ được xác nhận là đầy đủ và hợp lệ, người lao động nước ngoài hoặc đại diện được ủy quyền của họ sẽ nhận được giấy hẹn trả kết quả bảo hiểm xã hội một lần chứa thông tin về kết quả rút bảo hiểm xã hội, thời gian nhận tiền và phương thức thanh toán bảo hiểm xã hội một lần.

Khi đến khoảng thời gian được ghi trên Giấy hẹn, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết hồ sơ và chi trả khoản tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động hoặc nêu lý do chưa thực hiện chi trả, đồng thời cung cấp cho người lao động nước ngoài một thời điểm hẹn chi trả khác.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động nước ngoài

Theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định 143 và khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ có mức hưởng bảo hiểm xã hội tương tự với người lao động Việt Nam.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

– 1,5 tháng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014.

– 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng hai tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Số tiền được rút được tính = (Mức bình quân tiền lương x 1,5 x thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trước 2014) + (Mức bình quân tiền lương x 2 x thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ sau 2014)

ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal. xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].

Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được tư vấn Luật về Lao động và Việc làm.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
Công ty Luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty Luật ASL LAW***
Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
Contact Me on Zalo
+84982682122
WhatsApp chat