Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các sáng tạo mới, trao cho nhà phát minh quyền độc quyền đối với sáng tạo của họ tại các lãnh thổ cụ thể.
Trái ngược với quan niệm của nhiều người, bằng sáng chế thường không có hiệu lực trên toàn cầu, và chỉ được áp dụng tại các quốc gia nơi đơn đăng ký sáng chế được chấp thuận. Bài viết sẽ đưa ra các thông tin quan trọng về việc đăng ký sáng chế quốc tế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT), như một cơ chế để đơn giản hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình đăng ký bằng sáng chế toàn cầu.
Tính Lãnh thổ của Bằng sáng chế
Sau khi nộp đơn xin bằng sáng chế tại các quốc gia, tính mới của sáng chế sẽ mất 18 tháng kể từ ngày nộp đơn, khi những thông tin của sáng chế được công khai. Trong khoảng thời gian 12 tháng tiếp theo, nhà sáng chế sẽ có cơ hội tiến hành đăng ký sáng chế của mình ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, quá trình nộp đơn đăng ký sáng chế riêng lẻ tại nhiều quốc gia thường kéo dài gian và tốn nhiều nguồn lực.
Sự Ra đời của PCT: Một Nền tảng Toàn cầu
Hiệp ước PCT, xuất hiện vào những năm 1970 và được áp dụng bởi hơn 150 quốc gia, đóng vai trò là một giải pháp đột phá để tối ưu quy trình đăng ký sáng chế quốc tế. Khác với hệ thống cấp bằng sáng chế, PCT cung cấp một nền tảng để nộp đơn đăng ký bằng sáng chế trên phạm vi toàn cầu. Phương pháp này cho phép người nộp đơn nộp một đơn đăng ký sáng chế quốc tế duy nhất, từ đó tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
Hiệp ước PCT hoạt động như thế nào?
Công dân của các quốc gia thành viên PCT có đủ điều kiện để nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế Trong giai đoạn này, người nộp đơn có thể yêu cầu các quốc gia tham gia PCT xem xét đơn đăng ký sáng chế.
Tra cứu Quốc tế
Hoạt động tra cứu quốc tế, được tiến hành bởi Cơ quan Tra cứu Quốc tế (ISA), liên quan đến việc xem xét và thẩm định đơn đăng ký. ISA xác định trước các thông tin của sáng chế, góp phần vào việc xác định khả năn được cấp bằng sáng chế.
Báo cáo Tra cứu Quốc tế
Tiếp theo, ISA sẽ cung cấp một báo cáo chi tiết, bao gồm ý kiến của Cơ quan tra cứu, với các thông tin liên quan đến bằng sáng chế đã được công bố và công nghệ có trước. Báo cáo này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng được cấp bằng của sáng chế.
Sau 18 tháng kể từ ngày ưu tiên, báo cáo của ISA sẽ được công bố bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).
Thẩm định sơ bộ quốc tế
Sau quá trình tra cứu và công bố, hoạt động tiếp theo là thẩm định sơ bộ quốc tế (IPE) do Cơ quan thẩm định Quốc tế (IEA) thực hiện. IEA sau đó sẽ công bố Báo cáo sơ bộ Quốc tế về Khả năng Cấp bằng Sáng chế (IPRP).
Giai đoạn Quốc gia
Khi kết thúc quy trình PCT và trước 30 tháng kể từ ngày ưu tiên, người nộp đơn có thể nộp đơn xin cấp bằng sáng chế tại cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia hoặc khu vực. Trong giai đoạn này, người nộp đơn phải tuân thủ quy trình nộp đơn của từng quốc gia.
Sử dụng PCT như một cơ chế Trì hoãn
Việc nộp một đơn xin đăng ký sáng chế qua PCT duy nhất cho phép chủ đơn lựa chọn các quốc gia thành viên PCT, từ đó kéo dài thời hạn gia nhập giai đoạn quốc gia lên 30 tháng (một số quốc gia cho phép 31 tháng). Chiến lược tiết kiệm chi phí này cho phép nhà sáng chế có thêm thời gian để đảm bảo vốn, đánh giá tiềm năng của sáng chế và đưa ra quyết định thông minh về việc nộp đơn đăng ký tại các quốc gia khác nhau.
Đơn xin đăng ký tạm thời theo PCT
Hoạt động nộp đơn xin cấp bằng sáng chế tạm thời theo PCT sẽ thiết lập ngày nộp đơn sớm hơn, cung cấp khoảng thời gian 30 tháng để nộp đơn. Mặc dù đơn đăng ký sáng chế PCT tạm thời không cấp quyền cho sáng chế thực tế, nhưng đây là một biện pháp tạm thời cho đến khi đơn đăng ký sáng chế được hoàn thiện.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ, luật bất động sản.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN