Hợp đồng là một phần thiết yếu khi tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Chúng đóng vai trò là nền tảng cho các giao dịch và thỏa thuận quan trọng. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc hiểu rõ các điều khoản và điều kiện trong các hợp đồng rất có ý nghĩa rất lớn và trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi pháp lý, nghĩa vụ cũng như các biện pháp giải quyết trong trường hợp tranh chấp xảy ra.
Những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng
Không thực hiện hợp đồng: Khi nhà cung cấp dịch vụ không cung cấp hàng hoặc dịch vụ theo thỏa thuận hoặc cung cấp dịch vụ không đạt yêu cầu hoặc hàng hóa không đạt tiêu chuẩn.
Không thanh toán dịch vụ đã được cung cấp: Khi doanh nghiệp đã hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc giao hàng, nhưng khách hàng không thanh toán như đã thỏa thuận.
Hợp đồng không thể thực hiện được: Khi một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, từ đó ngăn cản bên còn lại hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng. Ví dụ, nếu một bên không thanh toán theo hợp đồng, từ đó gây trở ngại cho việc mua các vật liệu cần thiết để hoàn thành một dự án.
Trì hoãn không hợp lý: Một bên không tuân thủ các thời hạn đã được thỏa thuận mà không có lý do hợp lý.
Chấm dứt không hợp lý: Một bên chấm dứt hợp đồng nhưng không tuân thủ theo các điều khoản được quy định trong thỏa thuận hoặc pháp luật hợp đồng. Như việc không thông báo cho bên còn lại về hành động của mình hoặc bỏ qua cơ hội hợp lý để thực hiện nghĩa vụ của mình trước khi chấm dứt hợp đồng.
Để tránh và thuận lợi giải quyết tranh chấp trong những trường hợp trên, các doanh nghiệp nên chú ý đến những phần dưới đây trong hợp đồng.
Điều khoản vi phạm
Các thỏa thuận hợp đồng nên bao gồm một điều khoản vi phạm, trong đó chỉ rõ các bước cần được thực hiện để giải quyết vi phạm trong trường hợp có một trong hai bên vi phạm hợp đồng. Điều khoản này thông thường sẽ yêu cầu bên bị tổn hại gửi thông báo bằng văn bản cho bên vi phạm, xác định hành vi vi phạm và đưa ra một khoảng thời gian hợp lý (thường là từ 7 đến 14 ngày làm việc) để khắc phục vi phạm. Nếu vi phạm không được khắc phục trong thời gian quy định, bên bị tổn hại có thể lựa chọn chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc hành động khắc phục cụ thể.
Yêu cầu bồi thường thiệt hại
Yêu cầu bồi thường tiền cho các chi phí phát sinh do chấm dứt thỏa thuận và bổ nhiệm một nhà cung cấp dịch vụ mới để tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ chưa hoàn thành hoặc không đạt yêu cầu. Bên bị tổn hại sẽ phải cung cấp bằng chứng, bao gồm báo giá và hóa đơn từ nhà cung cấp dịch vụ mới, để xác định số tiền thiệt hại mà họ phải gánh chịu.
Yêu cầu thực hiện cụ thể
Bên bị tổn hại có thể yêu cầu bên vi phạm khắc phục vi phạm và hoàn thành các công việc cụ thể. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc nộp đơn tới tòa án để buộc bên vi phạm thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng của mình.
Điều khoản Trọng tài
Điều khoản trọng tài trong hợp đồng cung cấp một biện pháp phụ khác cho việc giải quyết tranh chấp so với việc đưa ra tòa án. Điều khoản này chỉ ra quy trình trung gian và thảo luận giữa các bên. Nếu quá trình trung gian không thành công, tranh chấp có thể được chuyển đến trọng tài. Mặc dù quá trình trọng tài có thể tốn kém, nhưng nó có thể có lợi trong các hợp đồng kỹ thuật cao, như những hợp đồng liên quan đến dịch vụ kỹ thuật, nơi sự chuyên môn kỹ thuật của trọng tài có thể vô giá.
Phương pháp tránh tranh chấp hợp đồng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tránh “Thỏa thuận bằng cái bắt tay”: Luôn có một hợp đồng bằng văn bản cho các giao dịch trong hoạt động kinh doanh và tham khảo ý kiến pháp lý để đảm bảo hợp đồng đó toàn diện và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.
Xem xét và hiểu kỹ hợp đồng: Các doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến pháp lý để làm rõ bất kỳ điều khoản nào ảnh hưởng đến quyền lợi pháp lý của mình và đảm bảo hợp đồng có đầy đủ các điều khoản cần thiết.
Giữ bình tĩnh khi tranh chấp xảy ra: Tránh các cuộc cãi vã hoặc các hành động đe dọa khi xảy ra tranh chấp, vì điều này có thể gây căng thẳng trong mối quan hệ và ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp.
Đàm phán sớm: Việc đàm phán thông thường sẽ tiết kiệm chi phí và ít tốn thời gian hơn so với việc đưa tranh chấp ra tòa để giải quyết. Nếu giao tiếp các bên không tìm được tiếng nói chung, hãy tìm sự trợ giúp từ các cố vấn pháp lý.
Tránh giải quyết một cách cẩu thả: Hãy tham khảo ý kiến của cố vấn pháp lý trước khi giải quyết tranh chấp để đảm bảo doanh nghiệp đã thực hiện các quy trình một cách hợp lý. Việc chấm dứt các thỏa thuận cẩu thả có thể dẫn đến nhiều tranh chấp và hậu quả pháp lý tiềm ẩn sau này.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ, luật bất động sản.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN