Luật sư Phạm Duy Khương toạ đàm trên VTV: tranh chấp bản quyền trên video trên website mạng xã hội, Luật sư Phạm Duy Khương của Công ty Luật TNHH ASL Law và Luật sư Quách Minh Trí của Công ty Luật TNHH Quốc tế BMVN, Luật sư Phạm Duy Khương toạ đàm trên VTV, Luật sư Phạm Duy Khương của Công ty Luật TNHH ASL Law, tranh chấp bản quyền trên video trên website mạng xã hội, Luật sư Phạm Duy Khương và Luật sư Quách Minh Trí, Luật sư Phạm Duy Khương, toạ đàm trên VTV, tranh chấp bản quyền trên video, vi phạm bản quyền trên website, vi phạm bản quyền trên youtube, vi phạm bản quyền trên mạng xã hội, xâm phạm bản quyền trên mạng xã hội, xâm phạm bản quyền trên website, xâm phạm bản quyền trên youtube

Luật sư Phạm Duy Khương toạ đàm trên VTV: tranh chấp bản quyền video trên website, mạng xã hội

Trong chương trình Kinh doanh và pháp luật của VTV về tranh chấp bản quyền trên video trên website, mạng xã hội, Luật sư Phạm Duy Khương của Công ty Luật TNHH ASL Law và Luật sư Quách Minh Trí của Công ty Luật TNHH Quốc tế BMVN đã tham gia chương trình với tư cách khách mời để cùng nhau thảo luận, giải đáp về thực trạng tranh chấp bản quyền ngày càng nghiêm trọng trên các nền tảng website, mạng xã hội tại Việt Nam.

Cùng với sự phát triển của Internet trong thời đại công nghệ 4.0, việc xâm phạm quyền tác giả cũng như các tranh chấp về quyền tác giả đối với các tác phẩm trên môi trường số đang ngày càng nhiều và phức tạp hơn, nhất là đối với các bản ghi âm, ghi hình ở trên website hay trên mạng xã hội.

Vậy thực trạng này đang diễn ra như thế nào? Đâu là cơ chế để kiểm soát và bảo vệ quyền tác giả trước hành vi xâm phạm này?

Để giải đáp 2 câu hỏi trên, chương trình Kinh doanh và pháp luật của VTV đã đưa ra 2 trường hợp về hành vi tranh chấp bản quyền trên video trên website, mạng xã hội.

Trường hợp thứ nhất

Năm 2012, ông Đinh Công N là kỹ sư tin học soạn thảo một số chương trình phục vụ cho việc họp tập trong chương trình phổ thông tiểu học và đưa video giảng dạy lên web “www. 360do.vn”. Ngoài ra, ông cũng thông qua youtube để chuyển sang trang web này nhiều nội dung có dung lượng lớn do không thể chuyển trực tiếp vào trang web được. Khi đăng ký youtube, ông N. được hưởng % lợi nhuận trên doanh thu của Google. Được biết, ông N. chưa đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với các video này.

Tháng 6 năm 2015, Trung tâm giáo dục T. đã liên hệ với ông N. để khai thác những video về giảng dạy tin học.

2 bên đang trong quá trình thương thảo chưa ký kết hợp đồng. Tháng 9 năm 2015, ông N. vào Google tìm kiếm video của mình thì phát hiện các video bài giảng của mình tại website “vgt.com” thuộc sở hữu của công ty cổ phần V.

Công ty V. đã đăng tải 387 video bài giảng lên website “vgt.com” mà chưa được sự đồng ý của ông đồng thời gắn thương hiệu “vgt.com” vào các video này, cho phép người dùng tải các video này về máy tính cá nhân và sử dụng các video của ông để thu hút người xem, thực hiện quảng cáo với mục đích lợi nhuận.

Ông N. đã chụp hình và ghi hình lại việc các video của mình bị đăng tải trên website vgt.com của công ty V. Cho rằng công ty V. đã xâm phạm quyền tác giả đối với những video bài giảng của mình, ông N. đã khởi kiện yêu cầu tòa án buộc công ty V. chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với 387 video, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại về vật chất, cơ hội kinh doanh và bồi thường thiệt hại về tinh thần cho ông N. với tổng số tiền là 745.500.000 đồng.

***

Theo tình tiết vụ việc, công ty V. đã đăng tải những video này lên website của mình và gắn logo của mình vào trong những website đó, vậy theo Luật sư Phạm Duy Khương, ông đánh giá như thế nào về hành vi này của công ty V.?

Liên quan đến trường hợp của ông N. và hành vi của công ty V., Luật sư Phạm Duy Khương cho biết: “Tôi có thể khẳng định rằng ông N. đã có quyền đối với các tác phẩm này. Chính vì thế, khi mà ông N. đã có quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm của ông tạo ra thì bất kì đơn vị nào sử dụng, phân phối, làm thay đổi tác phẩm của ông N. mà không được sự cho phép của ông N. là một hành vi được xem là xâm phạm đến quyền về tài sản, cũng như quyền về nhân thân của ông N.”

Luật sư Phạm Duy Khương toạ đàm trên VTV: tranh chấp bản quyền trên video trên website, mạng xã hội

Ngoài ra, Luật sư Khương cũng cho biết rằng việc công ty V. gắn logo, đăng tải các video của ông N. lên nền tảng website của họ mà không được sự đồng ý của ông N. chính là hành vi xâm phạm đối với quyền sở hữu trí tuệ của ông N.

Luật sư Phạm Duy Khương và Luật sư Quách Minh Trí

Giải đáp về vấn đề xác định và yêu cầu bồi thường thiệt hại từ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Luật sư Khương cho biết: “Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định rất rõ về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên bị xâm phạm quyền. Bên xâm phạm quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần nhưng nó phải có điều kiện nhất định thì mới được Tòa chấp thuận. Qua đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bên bị xâm phạm quyền là phải chứng minh được họ có thiệt hại thực tế về vật chất và tinh thần. Trong trường hợp này thì thiệt hại về vật chất và tinh thần có thể bao gồm thiệt hại về tài sản, thiệt hại về thu nhập và lợi nhuận, thiệt hại về cơ hội kinh doanh hoặc là thiệt hại về chi phí để khắc phục hành vi xâm phạm này, cũng như thiệt hại về tinh thần. Qua đó, theo ý kiến của tôi, việc khó khăn nhất chính là đưa ra chứng cứ để chứng minh cho sự bồi thường thiệt hại đó.”

Trường hợp thứ hai

Năm 2014, ông Nguyễn Tuấn T. trú tại tỉnh Lâm Đồng đã có kế hoạch xây dựng phát triển trang web “www.phimA.net” chiếu phim trực tuyến miễn phí trên mạng Internet.

Để thực hiện, ông T. đã thuê 2 cá nhân có trình độ kĩ thuật cao về công nghệ thông tin ở Đồng Nai để thực hiện lập trình, quản trị, vận hành website. Trong quá trình vận hành, quản trị trang web, nhóm này đã sao chép, khai thác, sử dụng, trình chiếu, truyền đạt các tác phẩm điện ảnh ra công chúng không được phép của chủ thể quyền và kinh doanh quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trái phép trên các bộ phim có bản quyền nhằm thu lợi bất chính với số tiền lớn ước tính lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Theo thống kê, đây là trang web đứng thứ 17 về lưu lượng truy cập tại Việt Nam với 60 đến 80 triệu lượt truy cập hàng tháng. Những người vận hành trang web này có thể thu về hơn 1,3 tỷ đồng mỗi tháng từ doanh thu quảng cáo. Ngoài ra, nguồn doanh thu còn được bổ sung bởi các trang web lưu trữ.

Ngày 19/8/2021, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã khởi tố vụ án hình sự xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan để điều tra làm rõ những sai phạm của ông T. liên quan đến việc vận hành, khai thác trang web “www.phimA.net”

***

Về hành vi khai thác, trình chiếu các tác phẩm điện ảnh ra công chúng của ông T. khi mà chưa được sự đồng ý của chủ thể tác giả, Luật sư Phạm Duy Khương cho biết rằng để đánh giá mức độ xâm phạm quyền của bên khác, ta phải xét đến một trong những yếu tố quan trọng nhất – yếu tố lịch sử.

Trong trường hợp này, Luật sư Khương cho biết ta phải xem hành vi xâm phạm của ông T. là lần đầu tiên, duy nhất hay là có tính hệ thống. Từ đó, ta mới có thể đưa ra kết luận, nhận định rằng hành vi này ở mức nguy, hay ở mức trầm trọng cỡ nào.

Qua đó, theo Luật sư Khương, nếu đây là trường hợp xâm phạm đầu tiên của ông T. thì tính chất sự việc sẽ giảm đi rất nhiều.

Vậy, theo Luật sư Phạm Duy Khương, để có thể bảo vệ được quyền của mình đối với những nội dung ở trên mạng xã hội như là facebook, youtube, hoặc là những bản ghi âm ghi hình ở trên website thì liệu chúng ta sẽ có những biện pháp như thế nào thưa ông?

Về vấn đề bảo vệ quyền trên website, mạng xã hội, Luật sư Khương cho biết: “Kiến nghị cơ quan chức năng phải làm rõ đâu là hành vi bắt buộc phải xin phép để sử dụng, đâu là hành vi không phải xin phép nhưng phải trả tác quyền về sau. Ngoài ra, cơ quan nhà nước cũng phải chú trọng đâu là những hành vi có thể mở rộng chế tài xử phạt liên quan đến áp dụng hình thức xử phạt hình sự.”

Luật sư Phạm Duy Khương của Công ty Luật TNHH ASL Law và Luật sư Quách Minh Trí của Công ty Luật TNHH Quốc tế BMVN

Đồng quan điểm với Luật sư Quách Minh Trí của Công ty Luật TNHH Quốc tế BMVN, Luật sư Khương cho biết hành vi phân phối tác phẩm đến công chúng là hành vi nằm ngoài phạm vi về xử lý hình sự. Tuy nhiên, hiện tại, đây là hành vi tương đối phổ biến nhất và gây ra thiệt hại lớn nhất cho các bên chủ thể quyền thì liệu rằng chúng ta có nên đặt ra một số các hoàn cảnh nhất định để tiến hành xử lý hành vi xâm phạm đối với hành vi phân phối, truyền đạt tác phẩm đến công chúng hay không?

Thưa Luật sư Phạm Duy Khương, liệu ông có thêm những lưu ý gì dành cho các tác giả trong việc bảo vệ quyền tác giả đối với những tác phẩm của mình hay không?

Luật sư Khương cho biết: “Thứ nhất là vấn đề làm sao để tạo thành chứng cứ phù hợp về quyền của mình thì hiện tại, cũng theo chia sẻ của Luật sư Trí, một tác phẩm sẽ được tự động bảo hộ nếu như được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định. Qua đó, chúng ta nên và phải tìm cách lưu tác phẩm dưới hình thức nào đó để có thể đảm bảo được ngày tháng, vừa đảm bảo được tính bảo mật. Không phải chỉ đợi đến khi mà tác phẩm bị xâm phạm thì mới nghĩ đến hình thức xử lí ra sao mà chúng ta phải đặt bản thân vào tình huống giả sử bị xâm phạm thì chúng ta cần làm gì. Có nghĩa là chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn cái kế hoạch cho vấn đề bị xâm phạm trong tương lai…”

Qua đó, Luật sư Khương kì vọng rằng khi chúng ta đã có đủ cơ chế để các nền tảng mạng xã hội lớn vào Việt Nam thì chúng ta sẽ có một công cụ tham chiếu chéo, hoặc có mệnh lệnh của Tòa để yêu cầu cung cấp chứng cứ. Những biện pháp này sẽ gián tiếp tạo sự thuận lợi hơn cho việc đưa ra nhận định và giúp cho các bên yếu thế khi mà họ không có các kĩ năng để thu thập chứng cứ.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn về luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và quốc tế.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat