giải quyết chế độ đối với người lao động Việt Nam , người lao động Việt Nam không được sử dụng ngày phép, doanh nghiệp thỏa thuận không sử dụng ngày phép, doanh nghiệp Việt Nam tước ngày phép của người lao động,

Giải quyết chế độ đối với người lao động Việt Nam bị công ty thỏa thuận không sử dụng ngày nghỉ phép năm

Tại một số công ty sản xuất xuất khẩu tại Việt Nam, người sử dụng lao động sẽ thỏa thuận với người lao động về việc không sử dụng hết số ngày nghỉ phép năm của họ. Thay vào đó, số ngày phép năm đó sẽ được sử dụng trong các ngày công ty có các sự kiện tập thể như team building, họp nghỉ cuối năm,… tức những ngày nghỉ tập thể của tất cả người lao động.

Việc công ty có những ngày nghỉ cho toàn thể lao động là điều đáng hoan nghênh, giúp tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa người lao động và sự biết ơn cho công ty để có thể tiếp tục cống hiến.

Tuy nhiên, việc nghỉ tập thể cho các sự kiện như team building cuối năm không phải là điều bắt buộc và cũng không thể sử dụng ngày phép năm của người lao động cho mục đích đấy.

Thực tế hiện nay, dù người lao động từ chối đi các sự kiện tập thể này vì lí do khách quan như không thể di chuyển đường xa (do có con nhỏ chưa thể rời mẹ,…) thì người lao động sẽ vẫn bị cắt ngày phép năm.

Việc công ty thỏa thuận không sử dụng ngày phép năm theo hướng ép buộc này là trái luật Lao động nhưng vẫn được nhiều công ty Việt Nam áp dụng.

Giải quyết chế độ đối với người lao động Việt Nam bị công ty thỏa thuận không sử dụng ngày nghỉ phép năm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14 (“Bộ luật Lao động 2019”), người lao động làm việc trong điều kiện bình thường đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động 12 ngày.

Người lao động đặc thù là người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được nghỉ 14 ngày. Người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được nghỉ 16 ngày.

Việc người lao động không được tính sử dụng ngày nghỉ phép năm theo các phương thức áp buộc bởi người sử dụng lao động sẽ quy thành hành vi người lao động làm việc trong ngày nghỉ có hưởng lương.

Điểm c khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

“c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.”

Qua đó, ngoài 100% lương ngày đối với người sử dụng lao động hưởng lương theo chế độ ngày làm việc thì người lao động bị tận dụng phép năm sẽ còn được đền bù ít nhất 300% lương theo ngày làm việc, tổng là 400% lương ngày cho mỗi ngày bị người sử dụng lao động tận dụng phép năm.

Ví dụ, nếu người lao động bị công ty áp ‘phải’ đi team building cuối năm 2 ngày trong ngày lao động bình thường thì họ sẽ nhận được 2 ngày lương 400%.

Đặc biệt, nếu tính toán người lao động phải làm việc vào ban đêm theo chế độ làm việc ban ngày thì họ sẽ được nhận thêm ít nhất 20% lương, tức 120% lương mỗi ngày làm việc tổng là 420%

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoàiĐăng ký thương hiệu
    Đăng ký thương hiệu độc quyềnPhí đăng ký nhãn hiệu
    Dịch vụ đăng ký thương hiệuĐăng ký thương hiệu như thế nào
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***  
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam Đăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt Nam Tư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệ Pháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Tư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyền Tư vấn nhượng quyền thương mại
    Công ty luật tại Hà Nội Công ty luật tại Hồ Chí Minh
    Văn phòng luật tại Hồ chí minh Tư vấn pháp lý thường xuyên
    Công ty luật sở hữu trí tuệ Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat