Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Tuy nhiên, tại Việt Nam, có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp trả trễ, giữ, thậm chí từ chối trả lương cho người lao động. Vậy, đối với những trường hợp đó thì người lao động phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 đã chỉ rõ rằng vấn đề về lương của người lao động phải được thỏa thuận chi tiết, quy định rõ ràng giữa 2 bên tham gia ký kết là người lao động và người sử dụng lao động.
Nếu người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
Nếu người lao động hưởng lương theo tháng thì được trả lương một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
Đối với hình thức trả lương dựa trên sản phẩm, theo khoán phổ biến gần đây thì được trả lương theo thỏa thuận của hai bên. Nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
Trong trường hợp vì lý do bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn,… mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn cho người lao động thì không được chậm quá 30 ngày.
Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Bảo vệ quyền lợi của người lao động
Nếu người lao động giữ, từ chối trả lương cho người lao động đúng hạn mà không có giải trình, thông báo cụ thể, chi tiết cho người lao động và được sự đồng ý của người lao động thì nghĩa là doanh nghiệp đang vi phạm quy định của Bộ luật Lao động và hợp đồng lao động kí với người lao động.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động thực hiện hành vi trả lương không đúng hạn cho người lao động sẽ bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm, tương ứng với vi phạm từ 1 người lao động đến từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài bị phạt tiền, doanh nghiệp còn bị buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại Nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định.
Khoản tiền lãi ngân hàng có thể không đáng kể nhưng việc đảm bảo người sử dụng lao động chịu phạt theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích cho người lao động là điều cần thiết.
Ngoài ra, một sai lầm phổ biến khác ở phía doanh nghiệp là thực hiện việc trả chậm, trả thiếu, trừ tiền lương thay cho hình thức xử lý kỷ luật lao động.
Đối với mọi trường hợp dẫn đến việc trả lương chậm cho người lao động mà không được sự đồng ý của người lao động, xâm phạm quyền lợi của họ, người lao động trước hết cần gửi khiếu nại đến ban giám đốc công ty.
Nếu công ty không giải quyết thì người lao động có thể khiếu nại lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính hoặc khởi kiện ra Tòa án nơi công ty đặt trụ sở để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW*** |
|
|
|
||
|
||
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam |
|
|
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
Tư vấn sở hữu trí tuệ |