Hiện nay, đại dịch Covid-19 đã có tác động vô cùng tiêu cực đến nền kinh tế các quốc gia và cả việc đầu từ nước ngoài vào Việt Nam. Trước tình hình đó, chính phủ đã đưa ra những chính sách như cách ly bắt buộc đối với người từ nước ngoài vào Việt Nam, lệnh cấm đi lại hay sự hạn chế tự tập đông người ở các sự kiện như đám cưới,… đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến khả năng thực hiện nghĩa vụ của một bên dưới hợp đồng. Như vậy, đại dịch covid-19 có được tuyên bố là một sự kiện bất khả kháng dưới những hành động của Chính phủ để từ đó, bên bị ảnh hưởng có thể sử dụng như một cách để miễn trừ nghĩa vụ của họ hay không?
Theo khoản 1, điều 156 BLDS thì một sự kiện muốn được xem xét là bất khả kháng phải đáp ứng 3 điều kiện:
Là một sự kiện khách quan
Sự kiện này phải là một sự kiện tự nhiên hay một sự kiện khác mà không có sự tác động của các bên
Không thể lường trước được
Sự kiện này xuất hiện hoàn toàn độc lập với ý chí của các bên và các bên không thể đoán định trước sự kiện này sẽ xảy ra
Không thể khắc phục được.
Khi sự kiện xảy ra, bên bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để và khả năng cho phép nhưng vẫn không thể thực hiện được nghĩa vụ.
Đối chiếu với dịch Covid-19
Có thể thấy rõ ràng răng, đại dịch Covid hoàn toàn đáp ứng điều kiện đầu tiên, nhưng với điều kiện thứ 2, 3 còn gây rất nhiều tranh cãi và luôn luôn không dễ chứng minh trên thực tế. Thực tế, với những hợp đồng được thành lập sau đại dịch, những ảnh hưởng có thể xảy đến với việc thực hiện nghĩa vụ của bên bị ảnh ảnh hoàn toàn có thể nhìn thấy trước và bên bị ảnh hưởng có thể chuẩn bị được các biện pháp để khắc phục nó. Dựa trên ly do này, có thể thấy rằng đại dịch covid có thể chỉ làm cho bên bị ảnh hưởng khó thực hiện nghĩa vụ chứ không phải là không thể thực hiện mà hoàn toàn có thể có những biện pháp để khắc phục. Vì vậy, bên bị ảnh hưởng có thể không thể dựa vào lý do này để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình do nó không phải sự kiện bất khả kháng.
Lấy ví dụ như là một bên sẽ không thể tuyên bố đại dịch Covid-19 là một sự kiện bất khả kháng nếu có một cảng bị đóng cửa những vẫn có những cảng khác vẫn hoạt động để vận chuyển hàng hóa qua đó mặc dù cò thể tốn nhiều chi phí hơn. Lúc này thay vì dựa vào lý do đại dịch để không thực hiện nghĩa vụ, các bên hãy thông báo những khó khăn với nhau và cũng nhau thỏa thuận và bàn bạc để tháo gỡ những khó khăn này.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN