Bác sĩ là một nhóm ngành nghề đặc thù tại Việt Nam cũng như tại hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Hiện nay, trên mạng xã hội Việt Nam có nhiều thông tin không rõ nguồn gốc về việc một người bác sĩ chỉ nhận được 18.600 đồng cho nguyên một đêm 8 tiếng chống dịch tại các bệnh viện tuyến đầu tại Việt Nam. Sao một ngành nghề cần đầu tư nhiều thời gian cũng như công sức, tiền bạc lại nhận được mức lương thấp thế này? Chế độ lương cho nghề bác sĩ tại Việt Nam là gì?
Đối với ngành nghề bác sĩ tại Việt Nam thì có thể được chia thành 2 nhóm chính: Nhóm bác sĩ làm việc tại bệnh viện công cho nhà nước và nhóm bác sĩ làm việc tại các bệnh viện tư xây dựng và sở hữu bởi doanh nghiệp tư nhân.
Bác sĩ làm trong cơ sở y tế công lập
Bác sĩ là viên chức trong các bệnh viện công lập sẽ được nhận lương theo bảng lương dựa trên chế độ lương cơ sở tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015, các bác sĩ tại Việt Nam sẽ được phân loại và có hệ số lương như sau:
– Bác sĩ cao cấp hạng I: Xếp lương viên chức loại A3, nhóm A3.1, có hệ số lương từ 6,2 đến 8,0.
– Bác sĩ chính hạng II: Áp dụng lương viên chức loại A2, nhóm A2.1, có hệ số lương từ 4,4 đến 6,78.
– Bác sĩ hạng III: Áp dụng lương viên chức loại A1, có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.
Lương bác sĩ là viên chức sẽ được tính theo công thức tính lương cho cán bộ, công chức, viên chức tại Việt Nam theo công thức: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Hiện nay, mức lương cơ sở tại Việt Nam là 1,49 triệu đồng/tháng.
Qua đó, hiện tại, bác sĩ làm việc tại các cơ sở y tế công lập sẽ nhận mức lương là:
- Bác sĩ: 3.486.600 đồng;
- Bác sĩ chính: 6.556.000 đồng;
- Bác sĩ cao cấp: 9.238.000 đồng.
Sắp tới, từ 1/1/2023 hoặc 1/7/2023, Việt Nam sẽ có sự gia tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng.
Qua đó, lương bác sĩ cũng như nhóm ngành cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong khu vực công sẽ nhận được sự gia tăng đáng kể.
Bác sĩ làm trong khu vực tư
Ngoài làm việc cho nhà nước, các bác sĩ tài năng cũng có thể lựa chọn việc gia nhập khu vực tư, làm việc cho các doanh nghiệp.
Khi làm việc cho các doanh nghiệp, mức lương sẽ không cố định. Bác sĩ là người lao động sẽ phải thỏa thuận với doanh nghiệp là người sử dụng lao động về một mức lương cụ thể nào đó.
Điều kiện duy nhất với mức lương đó là nó buộc phải trên mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Cụ thể là:
+ Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng.
+ Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng.
+ Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng.
+ Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng.
Do bác sĩ có nhiều chuyên môn khác nhau nên mức lương trung bình giữa các bác sĩ làm trong khu vực tư nhân sẽ có sự khác biệt lớn, cao nhất là bác sĩ tim mạch và nha khoa. Theo thống kê, hiện tại thông thường bác sĩ làm khu vực tư nhân sẽ có lương không thấp hơn 10 triệu đối với bác sĩ mới ra trường. Đối với những bác sĩ có kinh nghiệm, trung bình sẽ nhận được 20-40 triệu đồng.
Tuy nhiên, lương tháng không phải nguồn thu chính yếu của bác sĩ. Đối với những bác sĩ tài năng, thậm chí dược sĩ, việc cho thuê, mượn bằng để các cơ sở y tế thu thêm danh tiếng, trong khi bản thân bác sĩ đó rất ít khi đến làm việc tại cơ sở đó, không phải là hiếm. Thông thường, giá cho thuế bằng sẽ dao động từ 2-3 triệu đồng/tháng đối với bác sĩ dưới 5 năm kinh nghiệm và từ 6-7 triệu đồng/tháng đối với bác sĩ trên 5 năm kinh nghiệm.
Các bác sĩ có bằng cấp, thành tựu vượt bậc chắc chắn sẽ có mức lương thỏa thuận hay khoản tiền cho thuê bằng cao hơn nhiều so với mặt bằng chung.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW*** |
|
|
|
||
|
||
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam |
|
|
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
Tư vấn sở hữu trí tuệ |