Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất phân biệt theo vùng miền áp dụng cho người lao động tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới, người lao động thông thường có 2 lựa chọn làm việc phổ biến là làm việc tại khu vực công tức làm cho nhà nước và làm việc tại khu vực tư tức làm việc cho doanh nghiệp. Mức lương tối thiểu theo cách hiểu của đa số người lao động hiện nay là mức áp dụng cho người lao động tại khu vực tư, vậy, đối với người lao động làm việc cho nhà nước tức công chức, cán bộ, viên chức thì đối tượng này có áp dụng mức lương tối thiểu hay không?
Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định rằng mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ để:
- Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
- Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Qua đó, mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng hiện tại sẽ được dùng để làm căn cứ tính toán mức lương trong bảng lương cũng như các khoản phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong khối nhàn nước.
Bảng lương áp dụng hệ số lương, dựa trên mức lương cơ sở.
Ví dụ, một cán bộ có hệ số lương cho vị trí của mình là 5.0 thì lương thực nhận mỗi tháng của họ sẽ là: 1,49 x 5 = 7,45 triệu đồng.
Mức lương này cao hơn mức lương tối thiểu của mọi vùng miền tại Việt Nam (cao nhất là vùng 1 với 4,68 triệu đồng). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng mọi chức vụ trong nhà nước đều sẽ nhận được mức lương cao hơn mức tối thiểu của người lao động tư nhân.
Hiện nay, theo bảng hệ số lương của cán bộ công chức, viên chức hiện tại, hệ số lương cao nhất tại Việt Nam là 8.0 cho ngạch lương bậc 6 nhóm 1 (A3.1), công chức loại A3 tương ứng với 11,92 triệu đồng/tháng.
Ngược lại, hệ số lương thấp nhất tại Việt Nam hiện tại là 1.65 cho ngạch lương bậc 1 nhóm 1 (C1), công chức loại C tương ứng với 2,45 triệu đồng/tháng.
Qua đó, đối với những cán bộ, công chức giữ vị trí này đều nhận được mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Kể cả sau đợt tăng lương cơ sở sắp tới vào năm 2023 thì mức lương đối với cán bộ ngạch lương bậc 1 nhóm 1 (C1), công chức loại C cũng chỉ lên đến 2,97 triệu đồng/tháng, vẫn thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hiện tại của vùng IV là 3,25 triệu đồng/tháng (vùng thấp nhất tại Việt Nam trong 4 vùng)
Không chỉ vậy, dù làm việc trong nhà nước nhưng người lao động là cán bộ, công chức, viên chức vẫn sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội tương đương với mức đóng của người lao động làm việc trong khu vực tư nhân, tức khoản 10.5% mức lương nhận được hàng tháng của người lao động. Trong khoản đó, 8% đóng vào quỹ hưu trí, 1% đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp, 1.5% đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.
Qua đó, công chức viên chức tại Việt Nam không áp dụng cơ chế lương tối thiểu. Lương nhận được của cán bộ công chức viên chức được dựa trên chế độ lương cơ sở dự kiến sắp có sự gia tăng đáng kể vào năm 2023 và trong vòng 10 năm sắp tới sẽ có sự thay đổi lớn, tái cơ cấu lại hoàn toàn chế độ lương cơ sở với mức hỗ trợ lớn cho nhóm người lao động làm việc trong khu vực công.
Ngoài ra, đối với nhóm công chức viên chức thì mức lương cơ sở cũng không phải toàn bộ khoản tiền họ thường nhận được như người lao động trong khu vực tư nhân. Cán bộ, công chức, viên chức ngoài khoản lương cố định theo bậc lương thì còn thường nhận được các khoản trợ cấp, hỗ trợ khác ngoài bậc lương để đảm bảo được mức sống tối thiểu của họ.
Mức lương cơ sở cộng với các khoản hỗ trợ thông thường sẽ đảm bảo cán bộ, công chức, viên chức nhận được mức lương hàng tháng tương đương với mức lương tối thiểu vùng nơi người lao động làm việc.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW*** |
|
|
|
||
|
||
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam |
|
|
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
Tư vấn sở hữu trí tuệ |