ASL LAW và Johnson Winter Slattery tổ chức buổi hội thảo quản lý rủi ro khi thực hiện các hoạt động thương mại toàn cầu

ASL LAW và Johnson Winter Slattery (Úc) tổ chức buổi hội thảo quản lý rủi ro khi thực hiện các hoạt động thương mại toàn cầu

ASL LAW và Johnson Winter Slattery đã cùng phối hợp tổ chức buổi hội thảo về việc quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam, Hoa Kỳ, Úc, EU và các quốc gia, khu vực khác tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo có mục đích kết nối mạng lưới chuyên gia và thảo luận về những rủi ro khi thực hiện hoạt động thương mại quốc tế tại các thị trường này.

Khoảng 80 chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư, doanh nhân và luật sư nổi tiếng từ các công ty, tổ chức lớn bao gồm ASL Law, UOB, MSB và các tập đoàn đa quốc gia khác ở Malaysia và Australia đã tham dự sự kiện này.

Các luật sư và chuyên gia tham gia buổi hội thảo quản lý rủi ro khi thực hiện các hoạt động thương mại toàn cầu.

Robert Wyld, luật sư giải quyết tranh chấp từ Úc với chuyên môn về lĩnh vực cạnh tranh, thương mại quốc tế và luật chống tham nhũng của Johnson Winter Slattery, nhấn mạnh rằng Việt Nam sở hữu thị trường với tiềm năng hấp dẫn và đang phát triển nhanh chóng.

Ông chia sẻ trong buổi hội thảo: “Người Việt Nam rất thân thiện và dễ mến. Việt Nam là một địa điểm thú vị để làm việc và là một điểm đến tuyệt vời. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, sự không chắc chắn về chính sách thương mại có thể tác động đáng kể đến các doanh nghiệp Việt Nam,”.

Ông chia sẻ thêm. “Hôm nay chúng ta sẽ thực hiện một cuộc thảo luận về bản chất của các biện pháp trừng phạt và tại sao mà chúng lại trở thành một chủ đề chính trị nổi bật như vậy. Việt Nam là một trong những quốc gia không có lệnh trừng phạt, đặc biệt là đối với Nga. Nhưng một số nhóm quốc gia khác thì lại có những biện pháp trừng phạt riêng, như EU và Hoa Kỳ, theo đó, họ có thể tác động đến cách các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam.” “Vì vậy, ngày càng có nhiều vấn đề pháp lý mà các doanh nghiệp cần phải cân nhắc. Và đôi khi, với tư cách là một công ty nhỏ của Úc hoặc Việt Nam, bạn không nghĩ rằng những vấn đề pháp lý này có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, ngay khi bạn bắt đầu bước vào thị trường rộng lớn hơn, đó là lúc những vấn đề pháp lý này có thể tác động đến doanh nghiệp của bạn.”

Tính đến cuối tháng 12/2022, Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công Thương cho biết Việt Nam đã ghi nhận 224 trường hợp bị các quốc gia khác áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Từ năm 2005 đến 2010, có 26 vụ việc phòng vệ thương mại được báo cáo. Từ năm 2011 đến năm 2015, có 52 vụ việc phòng vệ thương mại được báo cáo. Số vụ việc phòng vệ thương mại được báo cáo đã tăng lên 109 vụ trong giai đoạn 2016–2021. Đáng chú ý là trong tháng 11/2022 đã xảy ra 16 vụ việc phòng vệ thương mại xảy ra.

Hiện Hoa Kỳ đứng đầu danh sách các nước thực thi biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam với 43 vụ việc, tiếp đến là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với 42 vụ việc, Ấn Độ với 29 vụ việc và các nước châu Âu. Liên minh Châu Âu (EU) với 14 trường hợp, theo báo cáo của Cục Phòng vệ Thương mại Việt Nam.

Ông Phạm Duy Khương, giám đốc điều hành của ASL Law, lưu ý rằng các biện pháp trừng phạt đã trở thành một trong những công cụ phổ biến nhất để nhiều quốc gia có thể giải quyết các vấn đề chính sách đối ngoại, chúng có thể bao gồm nhiều hạn chế khác nhau, từ cấm vận vũ khí và quân sự đến hạn chế thương mại, cấm đi lại và đóng băng tài sản.

Ngoài ra, ông Khương đã nhấn mạnh những tác động đáng kể của các lệnh trừng phạt đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại xuyên biên giới. Các doanh nghiệp này sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi phải đối mặt với nhiều biện pháp trừng phạt, hạn chế xuất khẩu và hạn chế cung cấp các dịch vụ tài chính và doanh nghiệp. Các biện pháp này đã được các quốc gia phương Tây từ Mỹ hay EU thực hiện, gây ra những thách thức to lớn cho các tổ chức tài chính toàn cầu.

Ông Wyld đồng ý với quan điểm trên và chia sẻ thêm: “Từ quan điểm của các ngân hàng, những gì tôi thấy từ các ngân hàng quốc tế và tất cả các công ty con của họ ở Singapore, Hồng Kông, Úc và Châu Âu là họ đang rất lo ngại về các biện pháp trừng phạt. Họ lo ngại về các biện pháp trừng phạt và cấm vận nghiêm ngặt như vậy bởi vì họ đều là những mục tiêu dễ dàng của những biện pháp này. Tất cả các ngân hàng quốc tế lớn và các công ty con của họ trên khắp thế giới đều phải chịu lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và EU. Nhiều ngân hàng hiện đang yêu cầu khách hàng của họ ký vào các bảo đảm chi tiết và tuyên bố rằng họ có xác nhận về các chính sách trừng phạt và không tham gia vào các hành vi vi phạm. Đó là thách thức lớn đối với các ngân hàng. Do đó, họ đang áp dụng cách tiếp cận khác không có rủi ro.”

“Trong trường hợp gặp rủi ro như vậy, khách hàng có thể đến Ngân hàng Đảo Síp hoặc bất kỳ ngân hàng địa phương nào ở quốc gia không có lệnh trừng phạt. Nhưng nếu ngân hàng đó được kết nối với hệ thống thanh toán liên ngân hàng hoặc SWIFT và cho phép chuyển tiền trên phạm vi khắp thế giới, thì vẫn còn một số rủi ro kéo theo,” ông Wyld nói thêm.

Hoạt động thảo luận trong buổi hội thảo quản lý rủi ro khi thực hiện các hoạt động thương mại toàn cầu.

Các luật sư tại hội thảo cũng thảo luận về các xu hướng giải quyết tranh chấp trên thế giới, trong đó Wyld tin rằng các doanh nhân sẽ không ưu tiên lựa chọn các thủ tục kiện tụng.

“Họ không sẽ không ưu tiên lựa chọn thực hiện các thủ tục kiện tụng tại các tòa án ở những quốc gia mà họ không có đầy đủ thông tin để hiểu rõ về hệ thống pháp lý. Vì vậy, tôi nghĩ câu trả lời ngắn gọn là tất cả các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đều muốn tham gia các thỏa thuận trọng tài. Nếu có tranh chấp xảy ra, họ đến một địa điểm trọng tài được công nhận, thường là Kuala Lumpur, Singapore hoặc Hồng Kông. Tôi đã ở Singapore hai tuần trước, và Chánh án Singapore Suresh Menon, một thẩm phán rất được kính trọng, đã thành lập Tòa án Thương mại Quốc tế, là một bộ phận thực sự của các tòa án Singapore giải quyết bất kỳ vấn đề pháp lý nào phát sinh từ một trọng tài. Nếu bạn muốn có một trọng tài, thì bạn có thể tự lựa chọn trọng tài của mình. Họ là luật sư chuyên nghiệp, học giả và thẩm phán đã nghỉ hưu. Tuy nhiên, các thủ tục trọng tài không thực sự tiết kiệm hơn so với các thủ tục kiện tụng,” ông nói.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ, luật bất động sản.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat