Gay Cấn Vụ ASANZO: Không Cần Tiêu Chí Made In Vietnam Cũng Kết Luận Được Asanzo Đúng Hay Sai.

Vụ ASANZO: Không Cần Tiêu Chí Made In Vietnam Cũng Kết Luận Được Asanzo Đúng Hay Sai

Mặc dù pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể tỉ lệ nội địa hoá đối với hàng hoá nội địa để được gắn Made In Vietnam. Tuy nhiên, không cần tiêu chí này vẫn có thể kết luận được Asanzo Đúng hay Sai.

1. Quy định chung chung về Made In Vietnam

Mặc dù thông tư 45 để ngỏ cho Doanh nghiệp tự ghi xuất xứ hàng hóa đối với sản phẩm nội địa, miễn là trung thực và đảm bảo đúng theo luật về xuất xứ hàng hóa. Cái khó chính là không cụ thể hóa được tỉ lệ hàng nội địa phải đáp ứng bao nhiêu % mới được ghi là Made in Vietnam. Thay vào đó là những khái niệm chung chung:

“xuất xứ hàng hoá được hiểu là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công doạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng đó.” (Điều 3, khoản 1, Nghị định 31/2018/NĐ-CP).

Gia công chế biến là: quá trình tạo ra đặc điểm cơ bản của hàng hóa.

2. Quy định chung chung như vậy có phổ biến không?

Phổ biến. Không có nước nào đi vào quy định cụ thể về mọi mặt hàng. Họ chỉ làm với những mặt hàng nào là quan trọng hàng đầu, cần bảo vệ. Còn lại cũng giống như Việt Nam để những khái niệm chung chung đó điều chỉnh hành vi ghi xuất xứ của doanh nghiệp.

3. Ghi chung chung như vậy có dễ cho doanh nghiệp lách và cơ quan chức năng có bác cách ghi xuất xứ của doanh nghiệp được không?
Không hề. Ghi như vậy là để thuận lợi cho doanh nghiệp đủ sức chứng minh sản phẩm mang xuất xứ hàng hóa đáp ứng yếu tố thay đổi căn bản tại nước mang xuất xứ hàng hóa. Thế mới có chuyện nhiều sản phẩm cơ quan chức năng bác và doanh nghiệp bổ sung chứng cứ lập luận. 

Lập luận sao cho thấy nước mang xuất xứ đóng vai trò tạo ra đặc điểm cơ bản cuối cùng của sản phẩm. Nói vậy để thấy không cần con số cụ thể vẫn có thể bác cách ghi xuất xứ hoặc chấp nhận cách ghi xuất xứ của doanh nghiệp.

Gay Cấn Vụ ASANZO: Không Cần Tiêu Chí Made In Vietnam Cũng Kết Luận Được Asanzo Đúng Hay Sai.
Gay Cấn Vụ ASANZO: Không Cần Tiêu Chí Made In Vietnam Cũng Kết Luận Được Asanzo Đúng Hay Sai.

4. Nhiều doanh nghiệp lách

Khi cái chuẩn ghi xuất xứ không dễ vượt qua được thì doanh nghiệp vận động chính sách để có cách ghi mới phù hợp làm sao lu mờ hoặc không phải ghi xuất xứ của nước kéo giá trị sản phẩm của họ xuống. 

Như vậy mới có khái niệm mới được ghi là Japan Move cho những sản phẩm làm hoàn toàn tại TQ, hoặc Designed by Apple… Nhưng đấy là khi doanh nghiệp thấy rõ là nếu theo chuẩn Made In thì họ chắc chắn phải ghi là Made In China, đồng thời pháp luật cho phép họ ghi như vậy thay vì chỉ có duy nhất phương án Made In.

5. Những khái niệm chung chung có lạ tại Việt Nam?

Câu trả lời là không. Nếu ai từng làm sáng chế thì đều biết rằng thế giới và Việt Nam cấp độc quyền sáng chế nếu sáng chế đáp ứng: khả năng áp dụng công nghiệp, tính mới và sáng tạo. 

Thế nào là mới, thế nào là sáng tạo cũng dựa trên những hướng dẫn rất mở. Ở đó, để tự người có thẩm quyền quyết định. Chủ sáng chế ko đồng ý thì có thể khởi kiện ra tòa. 

6. Kết luận Asanzo đúng sai được không?

Dựa trên tham vấn đội ngũ có chuyên môn trong lĩnh vực, dựa trên tài liệu tỉ lệ thành sản phẩm nội địa và dựa trên nguyên tắc tác động của tỉ lệ nội địa hóa đó đối với đặc điểm cuối cùng của sản phẩm thì cơ quan chức năng cũng có thể ra một quyết định rõ ràng rằng ghi Made In Vietnam như vậy của Asanzo có đáp ứng đúng quy định về luật xuất xứ hàng hóa hay không thay vì vin vào lý do chưa có quy định cụ thể. Những thành phần cơ bản, công đoạn đơn giản, pr marketing thương hiệu chắc chắn bị gạt ra theo nghị định 131.

Điều này là cần thiết để bảo vệ cả doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước trước khi cơ quan chức năng chưa đưa ra được thông tư quy định cụ thể trong 1 sớm, 1 chiều. Đó là chưa kể có cần thiết phải đưa ra hay không.

7. Nếu vụ việc được mang ra tòa

Theo cách nào đó mà vụ việc này được đưa ra xét xử tại tòa thì là tốt cho tất cả các bên. Chỉ có tòa mới đủ sức làm rõ doanh nghiệp đúng sai ra sao đối với quy định ghi Made In Vietnam. 
Tòa có đủ sức để tiến hành lập đội ngũ chuyên gia đánh giá gồm đội ngũ kỹ thuật, đội ngũ pháp lý, cơ quan quản lý để xem những thành phần nội địa có tác động căn bản đến sản phẩm cuối cùng đến đâu. 

Liệu các bên có sẵn sàng?

Công ty Luật AS LAW

Contact Me on Zalo
+84982682122
WhatsApp chat