Việc Trung Quốc là “xứ thiên đường” của những vụ vi phạm sở hữu không còn là chuyện lạ. Điển hình nhất có lẽ là việc đạo nhái kiểu dáng công nghiệp đối với xe cộ. Thế nhưng ngay cả khi chủ thể phát hiện ra điều này, họ cũng không tố tụng. Vậy tại sao Trung Quốc lại có thể “thoải mái” đạo nhái kiểu dáng công nghiệp mà những chủ thể lại “bỏ qua dễ dàng” như vậy?
Tình hình vi phạm kiểu dáng tại Trung Quốc
Vấn nạn đăng ký không trung thực có lẽ hiển hiện rõ nhất ở Trung Quốc. Hàng loạt các vi phạm sở hữu trí tuệ từ nhãn hiệu cho tới kiểu dáng công nghiệp trên thế giới tập trung một phần lớn ở quốc gia này. Điển hình nhất là các vi phạm kiểu dáng tại Trung Quốc.
Thực tế, bạn có thể chắc bẩm rằng kiểu dáng nổi tiếng nào cũng được đăng ký tại Trung Quốc. Điều này dẫn đến nhiều vụ tranh chấp kiểu dáng công nghiệp tại Trung Quốc khi có chủ đơn đăng ký từ nước ngoài. Tuy nhiên họ lại thường không để tâm tới hành vi vi phạm từ phía Trung Quốc.
Việc Land Rover chiến thắng trước Jiangling Holding hồi 2019 là một trung những vụ hiếm hoi với việc xử lý vi phạm kiểu dáng tại Trung Quốc. Tuy nhiên không phải vụ kiện nào chủ đơn nước ngoài cũng có lợi thế.
Tranh chấp kiểu dáng giữa Neoplan và Zhongda
Đây là một vụ điển hình khi nhắc tới bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Trung Quốc. Neoplan là một hãng sản xuất xe Bus nước Đức. Ngày 23/09/2004, Neoplan đăng ký kiểu dáng công nghiệp Starlight tại Trung Quốc; kiểu dáng được cấp bằng ngày 24/08/2005. Neoplan đã khởi tố vi phạm vào năm 2006, tố mẫu bus A9 vi phạm kiểu dáng. Tháng 01/2009, tòa án Bắc Kinh đã tuy bố Neoplan chiến thắng, giành được khoản bồi thường lên tới 2 triệu EUR.
Thế nhưng Zhongda đã có một nước đi cực kỳ khôn ngoan. Công ty phía Trung Quốc này đánh vào tính mới của kiểu dáng.
Cụ thể, Zhongda đưa ra các bằng chứng về việc kiểu dáng của Neoplan đã được công bố trước khi đăng ký tại Trung Quốc. Bằng các bằng chứng trong tạp chí “Bus aktuell” và “Bus magzin”; Zhongda đã xuất sắc vô hiệu kiểu dáng công nghiệp của Neoplan tại Trung Quốc. Nhờ đó mà phàn quyết trước đó vào năm 2009 của tòa cũng được bác bỏ; do căn cứ vào đăng ký của Neoplan là không có hiệu lực.
Lí do chủ đơn “ngó lơ” vi phạm kiểu dáng tại Trung Quốc
Bản chất luật sở hữu trí tuệ Trung Quốc
Được thành lập vào năm 1985, luật SHTT TQ tuân theo các đạo luật trên thế giới như WTO; WIPO; công ước Paris; hiệp ước Lorcarno;…
Tuy nhiên, thời điểm bấy giờ, Trung Quốc đang trải qua nhiều cải tổ liên quan đến kinh tế, tài chính và chính trị. Đó là lí do Trung Quốc đặt ra nhiều bộ luật xoay quanh tới việc phát triển của mình. Nói cách khác, các bộ luật đặt lợi ích phát triển Trung Quốc lên hàng đầu.
Mục tiêu như vậy, Trung Quốc cho phép hành vi “sao chép” các đặc tính mới ở nhiều quốc gia để đăng ký. Vô vàn các kiểu dáng công nghiệp đã bị đăng ký tại Trung Quốc một cách trắng trợn. Và qua lần sửa đổi thứ 3 vào năm 2008, luật SHTT Trung Quốc vẫn không ngừng tôn vị trí của Trung Quốc; hợp pháp hóa hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ này. Miễn sao nó có lợi cho Trung Quốc, chính quyền sẽ “nhắm mắt cho qua”.
Bản chất về xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp trên thế giới
Một lí do khác mà chủ đơn thường không chủ động xử lý vi phạm tại Trung Quốc là do quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp không có “tiếng nói chung” trên thế giới.
Hầu hết người trong giới chuyên môn đều có thể thấy được điểm tương đồng có trong kiểu dáng của Trung Quốc. Tuy nhiên để tiến hành kiện tụng, cần có các bằng chứng xác thực để xử lý. Cụ thể, chủ đơn cần phải đưa ra được kiểu dáng vi phạm đã sao chép những gì.
Một ví dụ đơn giản, nếu muốn chứng minh đối thủ sao chép đèn pha, hãng phải đưa ra chứng cứ; về việc đèn pha của hãng được tạo ra vào năm nào; đã đăng ký bản quyền hay chưa; thiết kế của đối thủ giống ở những điểm gì; lịch sử của đối thủ từng có thiết kế như vậy hay chưa. Khi cung cấp đủ tài liệu, việc quyết định đôi khi còn phụ thuộc vào ý chí của tòa án. Bản vẽ thiết kế cũng giống như các tác phẩm nghệ thuật, rất khó để đo lường hay định đoạt.
Vi phạm kiểu dáng tại Trung Quốc trong tương lai
Hiện tại Trung Quốc đang thông qua một dự thảo sửa đổi lần thứ 4, hứa hẹn một môi trường trong sạch hơn với nền sử hữu trí tuệ. Các sửa đổi nhấn mạnh vào việc đăng ký tính mới, cũng như thay đổi trong chi phí vi phạm; cho thấy thiện chí trong việc điều chỉnh nghiêm các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chủ tịch Tập Cận Bình cũng cho biết Trung Quốc sẽ đổi mới SHTT để tiến tới toàn cầu hóa. Dự thảo sửa đổi luật SHTT TQ sẽ có hiệu lực ngày 01/06/2021.
ASL LAW là đại diện sở hữu trí tuệ tiêu biểu của Việt Nam với các cộng sự, đối tác tại hơn 72 quốc gia.
Để được cung cấp dịch vụ sở hữu trí tuệ tại quốc tế và Việt Nam vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN