Vi phạm bản quyền trong thời đại 4.0

Vi phạm bản quyền trong thời đại 4.0

Đặt vấn đề

Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang diễn ra trên hầu hết thế giới hiện nay. Đặc biệt, các nước như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á đang áp dụng nhiều chính sách tiến bộ giúp phát triển đất nước một cách toàn diện. Việt Nam là nước xuất phát sau, nhưng lại sở hữu những cơ hội thuận lợi. Với việc đi lên CMCN 4.0, Việt Nam được chuẩn đoán là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng.

Tuy nhiên, việc xây dựng xã hội theo con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa cũng dẫn đến các mặt tiêu cực. Nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin của con người là vô hạn. CMCN 4.0 diễn ra kéo theo sự bùng nổ của công nghệ thông tin, internet, mạng xã hội …Chỉ với một chiếc điện thoại, máy tính, việc tiếp cận các thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, như đã đề cập bên trên; việc lạm dụng thông tin sẽ dẫn đến một vấn đề lớn. Đó là hành vi “Vi phạm bản quyền”.

Việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và vi phạm bản quyền nói riêng xảy ra ngày càng nhiều tại Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin trình bày một số nguyên nhân dẫn đến hành vi này.

Vi phạm bản quyền trong thời đại mới

Các khái niệm

Trước khi bước vào tìm hiểu những nguyên nhân chính của bài, hãy điểm sơ qua một số khái niệm liên quan đến vi phạm bản quyền.

Bản quyền

Bản quyền là quyền của tác giả đối với tác phẩm do mình tạo ra. Tác giả có bản quyền đối với tác phẩm của mình ngay tại thời điểm tác phẩm được sáng tạo. Bản quyền (hay quyền tác giả) được sử dụng để bảo vệ các sản phẩm tinh thần mang tính chất văn hóa, ví dụ như sáng tác nhạc, bản ghi hình, phim ảnh, hình chụp, chương trình truyền hình…Bản quyền giúp bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân, cũng như lợi ích về kinh tế cho tác giả.

Tuy nhiên, quyền tác giả chỉ được công nhận khi các sáng tạo này có tính mới. Sang tạo đó phải là công sức tư duy, chất xám của tác giả và phải mang tính duy nhất. Điều này có nghĩa các tác phẩm chưa từng xuất hiện trước đây và không mang tương tự như các tác phẩm đã tồn tại. Nếu không, chủ sở hữu sẽ không có quyền tác giả đối với tác phẩm.

Bản quyền hay quyền tác giả được quy định khác nhau tại các quốc gia trên thế giới.

Vi phạm bản quyền

Vi phạm bản quyền được hiểu là hành vi sao chép, lưu giữ hoặc sử dụng các tác phẩm của người khác mà không được sự cho phép.

Để đánh giá một hành vi có được coi là vi phạm bản quyền hay không, cần phải dựa vào những căn cứ xác thực có tính pháp luật cụ thể. Tại điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP có chỉ ra: Hành vi bị xem là xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi đầy đủ căn cứ sau:

a, Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

b, Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

c, Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Những nguyên nhân dẫn đến vi phạm bản quyền

Tình trạng vi phạm bản quyền sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, các lĩnh vực về Công nghệ thông tin, phần mềm, mạng xã hội cũng sẽ bị kìm hãm. Vi phạm bản quyền làm kinh tệ thiệt hại, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Bên cạnh đó, các quyền của con người sẽ bị xâm phạm nhiều hơn bao giờ hết. Cùng với thời gian, hành vi vi phạm bản quyền xảy ra ngày càng nhiều; và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Nhận thức

Nguyên nhân đầu tiên chắc chắn phải kế tới ý thức và hiểu biết của con người. Việc sao chép, sử dụng các hình ảnh, âm thanh… đã trở nên rất phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Một phần là do họ chưa nắm bắt được những quy định của pháp luật về hành vi này. Ngoài ra, vi phạm bản quyền sẽ mang lại nguồn thu khổng lồ. Điều này sẽ khuyến khích các các nhân, tổ chức thực hiện ngày càng nhiều. Giả sử, để xem một bộ phim bạn sẽ cần bỏ ra khoảng vài trăm nghìn để mua.

Tuy nhiên, mọi thứ trở nên đơn giản hơn khi có sự xuất hiện của các trang phim lậu ra đời. Bạn không cần phải bỏ bất cứ một xu nào để thưởng thức trọn vẹn bộ phim; và chất lượng phim vẫn ở mức tốt nhất. Thông qua đây, nguồn lợi thu được cho các tổ chức, cá nhân đứng sau các trang web này ngày càng nhiều. Ví dụ điển hình nhất chính là trang phim huyền thoại Phimmoi.net

Pháp lý

Nhìn chung, hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ đã đáp ứng được các yêu cầu chung của quốc tế. Các quy định, nguyên tắc, khái niệm đã thỏa mãn đúng theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, các quy định vẫn chỉ nằm trên giấy, chưa có tính ứng dụng cao trong công tác xã hội. Chủ sở hữu có đầy đủ các biện pháp để bảo vệ quyền của mình, có thể kể đến luật dân sự, hình sự,…

Tuy nhiên, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vẫn phải đối mật với hành vi vi phạm bản quyền của người dùng. Lý do có thể kể đến như các quy định về bảo hộ tại Việt Nam. Phương thức thực hiện chưa đúng, quy định chưa nghiệm ngặt…Các văn bản vẫn chỉ mang tính quy tắc, chưa cụ thể, do đó chưa thể xử lý hiệu quả các hành vi sao chép, sử dụng trái phép.

Sự phát triển của công nghệ

Thời đại 4.0 kéo theo sự phát triển của công nghệ số. Nhưng đồng thời cũng gia tăng vi phạm về quyền tác giả. Nhu cầu sử dụng thông tin, hình ảnh của con người là không giới hạn. Điều này dẫn đến việc sao chép các sản phẩm trên mạng nhiều hơn. Hiện nay, có rất nhiều các trang web cung cấp, bán hàng trái phép và chưa được sự cho phép của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Theo thông báo của Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế (IEC) và Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), gần đây IEC, ISO đã phát hiện và xác định một số trang web tại Việt Nam khai thác trái phép biểu tượng logo của các tổ chức. Hành vi trên chưa được sự cho phép, cấp quyền khai thác của ISO, IEC. Bên cạnh đó, các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính giúp con người truy cập vào Internet một cách nhanh chóng. Từ đây, người dùng hoàn toàn có thể truyền tải, sao chép, phát tán thông tin đơn giản hơn.

Mức xử phạt chưa cao

Tại Việt Nam, mức xử phạt về hành vi vi phạm bản quyền được quy định tại Nghị định số 131/NĐ-CP ngày 16-10-2013 của Chính phủ. Cụ thể, xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức được quy định cụ thể như sau:

  • Phù hợp với quy định trong Luật xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định quy  định mức xử phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.
  • Nghị định có quy định khung phạt tiền tại Chương II thì khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.
  • Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.

Liên hệ với ASL LAW để được tư vấn về luật bản quyền trong nước và quốc tế.

-Nguyen Thang-

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat