Điều tra chống bán phá giá sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ bột ngô

Đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô – Việt Nam điều tra chống bán phá giá (AD11)


Ngày 29/06/2020 vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1715/QĐ-BCT để tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô (còn gọi là HFCS). Các sản phẩm này thuộc các mã HS: 1702.60.10 và 1702.60.20. Các sản phẩm trên đều có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Đại Hàn Dân Quốc.

Điều tra chống bán phá giá sản phẩm đường lỏng

Ngành sản xuất đường tinh luyện trong nước đã cáo buộc hiện tượng bán phá giá các sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc; điều này đã và đang gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất đường tinh luyện Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu HFCS đã tăng liên tục trong thời gian qua, từ 82 nghìn tấn năm 2017 lên 150 nghìn tấn năm 2018. Con số này tiếp tục tăng lên 190 nghìn tấn vào năm 2019.

Cụ thể, ngày 21/05/2020, Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) đã ra quyết định khởi tố điều tra vụ việc dựa trên Hồ sơ yêu cầu của đại diện ngành sản xuất đường tinh luyện trong nước; các đại diện bao gồm: Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn,  Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ, Công ty TNHH MK Sugar Việt Nam và Công ty Cổ phần Mía đường La Ngà.

Theo quyết định của Bộ Công Thương, các nội dung điều tra sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 80 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 32 Nghị định 102018/NĐ-CP.

Theo đó, vào ngày 14/7/2020, Cơ quan điều tra đã ban hành câu hỏi điều tra cho các nhà sản xuất trong nước và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu để tiếp nhận thông tin, số liệu cho vụ việc. Các câu hỏi sẽ thuộc về những nội dung sau đây: (i) hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc; (ii) thiệt hại của ngành sản xuất đường tinh luyện của Việt Nam; và (iii) mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất đường tinh luyện trong nước.

Bản trả lời câu hỏi sẽ có hạn nộp đến trước 17h00 ngày 31/7/2020 (theo giờ Hà Nội). Và để đảm bảo quyền lợi của cá nhân và tổ chức, Cơ quan điều tra yêu cầu tất cả các cơ sở sản xuất, xuất khẩu có tham gia hoặc có liên quan tới sự việc trả lời câu hỏi điều tra trên tinh thần hợp tác. Nội dung bản trả lời sẽ là căn cứ để Cơ quan điều tra xem xét và giải quyết vụ việc.

Quyết định của Bộ Công thương nêu rõ: “Thuế CBPG được áp dụng có hiệu lực đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế CBPG tạm thời. Nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá giá, khối lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế CBPG tạm thời sẽ gây ra thiệt hại nặng nề cho ngành sản xuất trong nước”

Theo thông tin trên, Bộ Công Thương khuyến cáo các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra này cần lưu ý về khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và thuế chống bán phá giá có hiệu lực từ trước. Trước khi kết thúc quá trình điều tra, cơ quan điều tra tổ chức phiên tham vấn với các bên liên quan. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời để ngăn chặn hành vi bán phá giá gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước

Liên hệ với công ty luật chống bán phá giá ASL LAW để được hướng dẫn về Điều tra chống bán phá giá tại Việt Nam và quốc tế:

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    -Nguyen Thang-

    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat