Nhượng Quyền Thương Mại (franchise)- Những Điểm Gây Tranh Chấp Thường, lưu ý về nhượng quyền thương mại, lưu ý về franchise, hợp đồng nhượng quyền thương mại, Challenges encountered in developing Vietnam franchise, Franchise in Vietnam, Vietnam franchise, developing franchise in Vietnam, challenging of franchise in Vietnam

Nhượng Quyền Thương Mại (franchise): Những Điểm Gây Tranh Chấp Thường thấy

Dịch COVID đang là chất xúc tác không thể hiệu quả hơn khiến những tranh chấp về nhượng quyền thương mại (NQTM/Franchise) giữa bên NQTM và bên Nhận NQTM trở nên nóng hơn. Theo đó, các bên thường gặp các điểm những điểm gây tranh chấp thường thấy dưới đây.

1. Tiến hành NQTM mà Nhãn hiệu chưa được cấp độc quyền.

Có nhiều bên nhận nhượng quyền thương mại xong mới biết nhãn hiệu được sử dụng trong hệ thống Nhượng quyền thương mại là chưa được cấp, nghiêm trọng hơn là không đáp ứng điều kiện cấp. Trong tình huống như vậy bên nhận nhượng quyền sẽ thấy rằng không cần thiết phải bỏ tiền mua hoặc tiếp tục mua nhượng quyền khi mà ai dùng cũng được và sau đó bên nhận nhượng quyền sẽ tiến hành các biện pháp đòi chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Nhượng quyền thương mại (Franchise): những điểm gây tranh chấp thường thấy
Nhượng quyền thương mại (Franchise): những điểm gây tranh chấp thường thấy

2. Bên nhượng quyền không biết cách gài điều khoản bảo vệ mình khi nhãn hiệu trong hệ thống nhượng quyền chưa được cấp hoặc tương lai sẽ bị từ chối cấp.

Thực tế là Việt Nam đang phát triển nhiều mô hình nhượng quyền thương mại vừa ra cho ra đời là tìm cách nhượng quyền cho các bên khác luôn, khi đó trong tay bên nhượng quyền chắc chắn chưa thể được cấp độc quyền nhãn hiệu gắn với mô hình đó. Thường thì những nhãn hiệu đó vẫn đang trong quá trình đăng ký nhãn hiệu và đợi phê duyệt. Khi đó, bên NQTM cần đưa điều khoản cho phép họ linh hoạt thay đổi nhãn hiệu sử dụng trong hệ thống trong trường hợp nhãn hiệu sau này không được đăng ký thành công tại Cục sở hữu trí tuệ.

3. Hợp đồng nhượng quyền thương mại với các bên nhận nhượng quyền tại Việt Nam không tuân thủ hợp đồng gốc.

Thường thì Bên Việt Nam mua lại nhượng quyền của nước ngoài, sau đó sẽ cấp phép lại cho các bên nhận nhượng quyền khác tại Việt Nam. Rất tiếc là nhiều bên Việt Nam như vậy đã không truyền tải được hết toàn bộ quyền và nghĩa trong hợp đồng gốc sang hợp đồng ký với bên nhận lại tại Việt Nam khiến xảy ra nhiều tình huống bị kẹt giữa.

4. Bên nhượng quyền không có cam kết về xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ (SHTT) khi cần thiết.

Có nhiều trường hợp Bên nhận quyền khi phát hiện ra hành vi xâm phạm quyền SHTT của một bên khác đối với nhãn hiệu của bên cấp quyền và liên tục yêu cầu bên Nhượng quyền tiến hành xử lý xâm phạm nhưng vì nhiều lý do bên nhượng quyền lưỡng lự hoặc không xử lý triệt để. Do đó, gây ra những mâu thuẫn không cần thiết giữa hai bên. Vì vậy, quy định nghĩa vụ và thời hạn cụ thể đối với bên cấp quyền trong tình huống như vậy là cần thiết, điều này sẽ giúp hai bên tránh khỏi những mâu thuẫn không cần thiết trong tương lai.

5. Thiếu điều khoản về hạn chế cạnh tranh đối với bên nhận NQTM cũng như các bên trực tiếp, gián tiếp liên quan đến bên nhận NQTM.

Điều khoản chống cạnh tranh đối với bên nhận nhượng quyền trong quá trình thực hiện hợp đồng, sau khi hợp đồng kết thúc là hết sức quan trọng. Hợp đồng nếu thiếu điều khoản này sẽ tạo ra nguy cơ tranh chấp trong tương lai khi mà bên Nhận nhượng quyền sẽ tìm cách mở thêm hệ thống tương tự với mô hình nhượng quyền thương mại để kinh doanh. Tinh vi hơn nữa trong nhiều trường hợp bên nhận nhượng quyền sẽ tham gia vào mô hình tương tự như vậy với vai trò gián tiếp, cố vấn… Những điều như vậy phải được quy định cho phép/cấm rõ ràng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.

6. Hợp đồng nhượng quyền chứa các điều khoản không rõ ràng về “Địa điểm và khu vực”.

Điều quan trọng nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại là không được tạo ra sự tự cạnh tranh giữa chính các hệ thống đó, vì vậy, quy định rõ về khoảng cách giữa các địa điểm nhượng quyền cần phải cụ thể.

7. Bên NQTM nhập nhằng giữa hệ thống NQTM thuộc mình sở hữu và hệ thống nhượng lại.

8. Không đồng nhất về mô hình NQTM.

Nhiều khi bên NQTM đi những đường quyền rất ngẫu hứng, ký hợp đồng với mỗi bên nhận nhượng quyền theo một cách khác nhau. Khi đó, tạo ra mâu thuẫn ngầm trong tương lai mà bên NQTM tuân thủ với bên này thì lại hại bên kia.

9. Thiếu danh sách cổ đông hiện hữu của bên nhận NQTM.

10. Điều kiện về hạn chế chuyển nhượng không rõ ràng.

Thực tế đặt ra nhiều tình huống mà cả bên nhận và bên nhượng sẽ phải bán mình cho một bên khác, tuy nhiên nhiều khi hợp đồng NQTM lại cứng nhắc cấm các bên thực hiện bất kỳ chuyển nhượng nào. Việc quy định cứng nhắc như vậy là không cần thiết.

Liên hệ với ASL LAW để được hướng dẫn về Nhượng quyền thương mại (Franchise) tại Việt Nam:

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat