tiêu chuẩn về việc đăng ký nhãn hiệu mùi tại Việt Nam, việc đăng ký nhãn hiệu mùi tại Việt Nam, tiêu chuẩn về việc đăng ký nhãn hiệu mùi, đăng ký nhãn hiệu mùi,

Tiêu chuẩn về việc đăng ký nhãn hiệu mùi tại Việt Nam

Nhãn hiệu mùi là một trong các loại nhãn hiệu phi truyền thống đặc thù trên thế giới. Tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có quy định nào về việc đăng ký nhãn hiệu mùi. Mới đây, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định về một loại nhãn hiệu phi truyền thống mới là nhãn hiệu âm thanh. Tuy nhiên, quy định về nhãn hiệu mùi không được đề cập. Chính vì vậy mà hiện nay, nhãn hiệu mùi sẽ vẫn chưa được bảo hộ tại Việt Nam.

Trong vài thập kỉ gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với những cam kết sâu rộng và toàn diện như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) – EVFTA.

Trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thay thế Hiệp định TPP trước đây có điều khoản về sở hữu trí tuệ như sau: Không Bên nào được yêu cầu, như một điều kiện để được đăng ký, là dấu hiệu phải nhìn thấy được, cũng như không Bên nào được từ chối đăng ký một nhãn hiệu chỉ với lý do rằng dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đó là âm thanh. Thêm vào đó, mỗi Bên phải nỗ lực hết sức để đăng ký nhãn hiệu mùi. Một Bên có thể yêu cầu phải có bản mô tả ngắn gọn và chính xác, hoặc bản thể hiện dưới dạng đồ họa, hoặc cả hai nếu phù hợp, của nhãn hiệu.

Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019. Để hưởng các ưu đãi thuế quan độc quyền từ hiệp định, Việt Nam đã cam kết tuân thủ, thực hiện, hiện thực hóa các cam kết về Sở hữu trí tuệ, trong đó có yêu cầu mới nhất về nhãn hiệu âm thanh.

Ngày 16 tháng 6 năm 2022, Việt Nam thông qua Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, trong đó hiệu lực về nhãn hiệu âm thanh có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2022.

Theo đó, cam kết về đăng ký nhãn hiệu âm thanh của Việt Nam đã được thực hiện. Tuy nhiên, điều khoản ‘nỗ lực hết sức để đăng ký nhãn hiệu mùi’ hiện tại không phải bắt buộc đối với các nước thành viên CPTPP nên quy định về nhãn hiệu mùi không được đề cập trong Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.

Chính vì vậy mà Việt Nam hiện không có quy định, trình tự, thủ tục cũng như cách thức để tiến hành đăng ký nhãn hiệu là dấu hiệu mùi. Tuy nhiên, trong tương lai, để đảm bảo tương thích với các quy định của CPTPP, Việt Nam cần xem xét tiến hành bổ sung quy định, trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu mùi tại Việt Nam.

Phân loại nhãn hiệu thông qua giác quan

Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 của Việt Nam quy định rằng nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nhãn hiệu có nhiều công dụng, trong đó quan trọng nhất là truyền tải thông tin cho khách hàng, người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm phân biệt với sản phẩm, dịch vụ của một bên khác. Trong đó, khả năng phân biệt là quan trọng nhất đối với việc công nhận một dấu hiệu là nhãn hiệu.

Chính vì vậy mà nhãn hiệu chữ, hình là 2 loại nhãn hiệu phổ biến hơn cả tại Việt Nam và thế giới, do cách phân biệt nhãn hiệu này thông qua thị giác (mắt) là yếu tố phổ biến và thông thường nhất đối với con người. Tuy nhiên, chỉ riêng thị giác là không đủ. Xếp sau thị giác ở mức độ phổ biến chính là thính giác (tai) và khả năng lắng nghe để phân biệt.

Chính vì vậy mà sau các loại nhãn hiệu có thể được phân biệt bằng thị giác, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã ban hành quy định mới về nhãn hiệu âm thanh – bộ phận tương đối phổ biến sau thị giác ở Việt Nam và trên thế giới.

Xếp sau cả thị giác và thính giác chính là khứu giác (mũi), vị giác (lưỡi) và xúc giác (da). Trong số 3 giác quan này thì khứu giác là ở mức độ tương đối phổ biến hơn cả do vị giác và xúc giác đều cần tiếp xúc trực tiếp mới có thể được phân biệt, mà khứu giác thì chỉ cần xuất hiện gần nguồn mùi hương là sẽ có khả năng ngửi được và tương đối, mùi hương cũng có thể được di chuyển với nền khoa học kĩ thuật của con người ra nhiều khoảng cách, điển hình cho các lọ nước hoa đựng trong chai thủy tinh, chai nhựa có thể được vận chuyển khắp thế giới.

Trong tương lai, nếu khoa học có thể khiến cho việc cảm nhận thông qua vị giác và xúc giác có thể trở nên thông thường đối với người dân (ví dụ thông qua một robot hiện thực hóa các mô da nhờ công nghệ hình chiếu tối tân) thì khi đó khả năng đăng ký nhãn hiệu vị giác và thính giác sẽ trở nên phổ biến hơn hiện tại.

Nhãn hiệu mùi

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS/WTO) quy định “bất kỳ một dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa”.

Theo đó, khả năng đăng ký nhãn hiệu là các dấu hiệu không được nhận biết bằng thị giác là khả thi tại các quốc gia thành viên của WTO. Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu mùi sẽ còn phụ thuộc rất lớn vào luật pháp sở hữu trí tuệ của các quốc gia và chính sách, các cam kết quốc tế của quốc gia đó với một loại nhãn hiệu, ví dụ như Việt Nam.

Hiện nay, nhãn hiệu mùi đã được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Australia, Canada, New Zealand, Hàn Quốc, Peru, Colombia, France, UAE. Quy trình xét duyệt đơn đăng ký nhãn hiệu mùi của các quốc gia này sẽ được thực hiện trên từng đơn riêng biệt. Cục Sở hữu trí tuệ của các quốc gia này không liệt kê một danh sách các dấu hiệu mùi được đăng ký hoặc không được đăng ký.

Trong đó, khả năng phân biệt sẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình thẩm định đơn. Người nộp đơn phải chứng minh được rằng mùi hương đăng ký của họ có sự khác biệt đối với các nhãn hiệu mùi đã đăng ký hoặc đã được nộp đơn trước của các bên khác. Xem xét theo quy trình thẩm định của các quốc gia trên, khả năng phân biệt đối với nhãn hiệu mùi có thể được chia thành 2 loại: khả năng phân biệt tự thân và khả năng phân biệt thông qua sử dụng.

Khả năng phân biệt tự thân được đạt được thông qua chứng minh tính độc đáo của nhãn hiệu, có khả năng thực hiện vai trò phân biệt giữa các hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, mùi sẽ là dấu hiệu được thêm vào sản phẩm sẵn có để giúp phân biệt hàng hóa của người này với hàng hóa người khác thông qua khứu giác.

Điển hình nhất của loại nhãn hiệu mùi này là nhãn hiệu “mùi cỏ tươi mới cắt” (THE SMELL OF FRESH CUT GRASS) nộp bởi công ty Vennootschap onder Firma Senta Aromatic Marketing ở Hà Lan cho EUIPO cho sản phẩm bóng tennis. Hiện nhãn hiệu này đã hết hạn từ 2007 (chủ nhãn hiệu không gia hạn) cho nên các bên khác có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu mùi này có thể nộp đơn đăng ký cho EUIPO.

Khả năng phân biệt thông qua sử dụng được đạt được thông qua việc gắn liền nhận thức của người tiêu dùng trên một vùng lãnh thổ nhất định, như Việt Nam, với mùi hương trên sản phẩm tạo nên sự phân biệt đối với các mùi hương khác. 

Ví dụ điển hình của loại nhãn hiệu mùi này là nhãn hiệu “mùi hương hoa Phumeria” (Phumeria Blossoms) cho sản phẩm “chỉ may và chỉ thêu” (nhóm 23) dựa trên bằng chứng mùi đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua việc sử dụng trên thị trường. Năm 2007, nhãn hiệu này đã bị hủy hiệu lực với trạng thái “710 – Cancelled – Section 8”, tức chủ sở hữu nhãn hiệu đã không chứng minh được bằng chứng về việc sử dụng nhãn hiệu trong thương mại – một trong các yêu cầu của USPTO để duy trì hiệu lực nhãn hiệu.

Đăng ký nhãn hiệu mùi

Tuy rằng quy trình thẩm định nhãn hiệu mùi hay các nhãn hiệu khác đều có yêu cầu so sánh, đối chứng với các nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ hoặc nhãn hiệu đang thẩm định với ngày đăng ký sớm hơn, trên thực tế quy trình này chưa được các cơ quan sở hữu trí tuệ của các quốc gia có quy định về đăng ký nhãn hiệu mùi tối ưu.

Cả Hoa Kỳ lẫn Liên minh Châu Âu đều chưa xem xét kỹ đến các nhãn hiệu mùi đã được đăng ký trước hoặc các nhãn hiệu đang thẩm định do hiện nay số lượng nhãn hiệu mùi được cấp còn quá ít, khó thể trùng lặp.

Thêm vào đó, các nhãn hiệu dù đã được cấp như hai nhãn hiệu bên trên cũng vì nhiều lí do mà hết hiệu lực, chủ yếu do hiện tại phần lớn người tiêu dùng không gắn liền nhận thức giữa nhãn hiệu mùi và sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp, khác với các loại nhãn hiệu thị giác có thể thấy được.

Chính vì vậy mà theo Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, hiện nay người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mùi chỉ cần chú ý vào 3 đặc điểm chính để dấu hiệu mùi có thể được đăng ký làm nhãn hiệu mùi là:

  • mùi riêng biệt mà người tiêu dùng ngay lập tức có thể nhận ra được;
  • mùi đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua việc sử dụng trên thị trường;
  • một mùi không mang tính tự nhiên hay tính chức năng.

Ngoài ra, một điểm quan trọng khác người nộp đơn cần chú ý khi đăng ký nhãn hiệu mùi và nhãn hiệu âm thanh (ở Việt Nam) là dấu hiệu phải được thể hiện dưới dạng nhất định để có thể được đăng bạ. Ở trường hợp nhãn hiệu âm thanh, đơn đăng ký nhãn hiệu âm thanh cần bao gồm mẫu nhãn hiệu là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.

Đối với nhãn hiệu mùi, hiện nay Cơ quan Sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu quy định rằng đơn đăng ký nộp lên cần phải có dấu hiệu được thể hiện theo cách thức mà cơ quan có thẩm quyền hoặc công chúng có thể xác định đối tượng được bảo hộ một cách rõ ràng và chính xác. Trong khi đó Hoa Kỳ và Úc chỉ yêu cầu nộp bản mô tả chi tiết về nhãn hiệu.

Chính vì quy định mở này mà Hoa Kỳ có số lượng đăng ký nhãn hiệu mùi tương đối nhiều hơn so với khu vực Châu Âu.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn về luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và quốc tế.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoàiĐăng ký thương hiệu
    Đăng ký thương hiệu độc quyềnPhí đăng ký nhãn hiệu
    Dịch vụ đăng ký thương hiệuĐăng ký thương hiệu như thế nào
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***  
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam Đăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt Nam Tư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệ Pháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Tư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyền Tư vấn nhượng quyền thương mại
    Công ty luật tại Hà Nội Công ty luật tại Hồ Chí Minh
    Văn phòng luật tại Hồ chí minh Tư vấn pháp lý thường xuyên
    Công ty luật sở hữu trí tuệ Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat