Theo các chuyên gia, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng là phân khúc được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi tiềm năng phát triển và sinh lời bền vững. Nhất là khi nước ta đang dần hồi phục sau đại dịch COVID-19, người dân có xu hướng tìm đến những khu du lịch hay sinh thái. Những khu vực có không khí trong lành, tốt cho sức khỏe ngày càng được chú trọng.
Nhận diện thị trường đầu tư
Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại Việt Nam dần trở thành điểm sáng của thị trường đầu tư tại Việt Nam. Phó Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam – ông Nguyễn Văn Đính khẳng định: Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng vô số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh từ Bắc chí Nam, tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của nước ta rất dồi dào.
Ví dụ, Quảng Ninh góp mặt trong danh sách những địa phương có hệ sinh thái du lịch hoàn chỉnh. Trong tổng sản phẩm bất động sản (BĐS) du lịch và nghỉ dưỡng của cả nước, Quảng Ninh chiếm gần 10%. Nơi đây được coi là vùng “trũng’ thu hút đầu tư của nhiều ông lớn như FLC, Vingroup, Sun Group, Bim Group..
Hay Hải Phòng – “ngôi sao mới” đang lên – là địa phương duy nhất có đầy đủ 5 loại hình giao thông từ sân bay, đường biển, tàu hỏa, cao tốc… ở khu vực duyên hải Bắc Bộ. Đặc biệt, đòn bẩy thúc đẩy thị trường BĐS du lịch và nghỉ dưỡng tại Hải Phòng phát triển, bứt phá mạnh mẽ là dự án triển khai xây dựng tuyến đường ven biển.

Theo Quyết định 147 của Thủ tướng Chính phủ và chiến lược phát triển kinh tế du lịch, trong đó có nhiệm vụ tận dụng lợi thế địa lý, khai thác triệt để các tiềm năng. Ông Đính cùng các chuyên gia tin rằng định hướng đến năm 2025, trong top 30 các cường quốc có năng lực cạnh tranh kinh tế du lịch mạnh nhất toàn cầu, Việt Nam sẽ vinh dự có mặt. Đồng thời, đến năm 2030, Việt Nam sẽ mạnh mẽ vươn đến top 10.
Thu hút vốn đầu tư tiềm năng vào khu bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại Việt Nam
Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 kể từ năm 2019, thị trường BĐS nghỉ dưỡng tại Việt Nam hiện đang tái khởi động trở lại. Bên cạnh đó, Việt Nam đã sẵn sàng cho mở cửa trở lại và đón khách quốc tế, tạo điều kiện cho BĐS du lịch đón làn sóng đầu tư mới trong trạng thái “bình thường mới”.
Hiện nay, các hiệp định hợp tác quốc tế và khu vực (CPTPP, RCEP, EVFTA, UK FTA, ASEAN…) đã đi vào thực hiện và kéo theo nguồn vốn vận hành lớn. BĐS nói chung và BĐS du lịch nghỉ dưỡng nói riêng sẽ được hưởng lợi nhờ sự vận hành nguồn vốn này. Thị trường đầu tư vào BĐS du lịch tại Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là có tiềm năng rất lớn, tỷ suất lợi nhuận có thể đạt mức 35%.
Trong cáo cáo mới đây của DKRA Việt Nam, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng chứng kiến sự trở lại sôi động của một số loại hình như biệt thự nghỉ dưỡng, villa, penthouse, và shophouse nghỉ dưỡng trong quý 1/2022. So với cùng kỳ năm ngoái, nguồn cung và lượng tiêu thụ đã trên đà tăng mạnh.

Cụ thể, tính chung 3 tháng đầu năm 2022, phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng cả nước ghi nhận 12 dự án mở bán, cung cấp ra thị trường 1.020 căn, bằng 59% so với quý trước nhưng tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt 57% với 579 căn được bán ra, bằng 46% so với quý 4/2021 nhưng tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2021.
CBRE dự báo, cùng với sự khởi sắc của ngành du lịch, thị trường BĐS nghỉ dưỡng cũng bắt đầu “trở lại đường đua” sau hai năm chiến đấu với dịch Covid-19. Nhiều dự án dự kiến sẽ được đưa vào thị trường chào bán trong năm nay để nhanh chóng đón đầu đà tăng nhanh và bền vững của du lịch nghỉ dưỡng. Cũng như tạo động lực cho sự tăng trưởng của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong những năm tiếp theo.
Xu hướng bất động sản nghỉ dưỡng có thương hiệu đang ngày càng nở rộ, đặc biệt là sự tham gia của các thương hiệu lớn giúp nâng cao chất lượng dự án, thu hút dòng vốn và nâng cao giá trị tài sản đầu tư trong dài hạn.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về tư vấn đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam và quốc tế.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN