Việt Nam hiện đã ký kết tổng cộng 15 hiệp định thương mại tự do và hai hiệp định khác dự kiến sẽ được ký kết trong năm tới. Các hiệp định thương mại này đã giảm thiểu đáng kể các khoản thuế quan được áp dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ vào Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia khác trên thế giới.
Nhưng bên cạnh những cơ hội phát triển mà các hiệp định thương mại tự do đã mang lại, vẫn còn tồn tại một số nguy cơ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp nội địa khi các doanh nghiệp nước ngoài có thể lợi dụng các điều kiện ưu đãi thương mại để bán tháo hàng hóa dư thừa ra thị trường khác.
Hơn nữa, nhiều quốc gia thường thực hiện biện pháp bảo vệ các doanh nghiệp nội địa với việc áp dụng các khoản trợ cấp. Theo đó, các doanh nghiệp nội địa có thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng bởi việc hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp nước ngoài được giảm thuế quan nhập khẩu, và mang lại cho những doanh nghiệp nội địa một lợi thế không công bằng trên thị trường xuất khẩu của họ.
Chính thực tế này đã nhấn mạnh mức độ cần thiết của thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp. Hai biện pháp phi thuế quan này đã trở thành một phần quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế.
Thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp của Việt Nam
Tại Việt Nam, thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp được xử lý bởi Cục Phòng vệ Thương mại Việt Nam, cơ quan báo cáo cho Bộ Công Thương.
Hiện có 25 khoản thuế chống bán phá giá và một khoản thuế chống trợ cấp đang được áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu sang Việt Nam. Tất cả những biện pháp này đều nhắm đến các loại hàng xuất khẩu từ các quốc gia ở Châu Á, ngoại trừ hai điều thuế chống bán phá giá áp dụng cho một số sản phẩm sợi và một số sản phẩm sorbitol từ Ấn Độ.
Đáng chú ý, các biện pháp này không chỉ được áp dụng với các quốc gia bị cáo buộc bán phá giá mà còn cả các nước thứ ba bị cáo buộc lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam. Ví dụ như iệc Thái Lan hiện đang bị áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm đường (Quyết định số 1578/QĐ-BCT) bao gồm đường nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar. Bộ Công Thương phát hiện 5 quốc gia này đang được các nhà sản xuất Thái Lan lợi dụng như bên thứ ba để lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng cho đường Thái Lan.
Chính Việt Nam cũng đã nhiều lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với tư cách là một quốc gia bên thứ ba để lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại ở các quốc gia khác.
Tăng cường áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp trên toàn thế giới
Hoạt động áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đã được đẩy mạnh trong những năm gần đây khi ngày càng có nhiều hiệp định thương mại tự do.
Từ năm 2001 đến 2010, có tổng cộng 483 biện pháp chống bán phá giá có hiệu lực. Từ 2011 đến 2020, con số này tăng vọt lên 1323. Phần lớn các biện pháp chống bán phá gia do Hoa Kỳ khởi xướng và Trung Quốc là mục tiêu phổ biến nhất theo dữ liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới.
bên cạnh đó, số lượng các biện pháp chống trợ cấp cũng đã gia tăng đáng kể. Từ năm 2001 đến 2010, chỉ có 41 biện pháp chống trợ cấp được áp dụng. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến năm 2020, con số này đã tăng lên 151.
Mặc dù các hiệp định thương mại tự do đã và đang tạo ra nhiều cơ hội phát triển trên thị trường và tạo ra điều kiện cho các chuỗi cung ứng đa dạng thông qua các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
Theo đó, các chuỗi cung ứng tại Đông Nam Á đang đang ngày càng trở nên phức tạp với các quốc gia xuất xứ của các hàng hóa và nguyên liệu đôi khi không rõ ràng. Các công ty nước ngoài cần tiến hành thẩm định đối với các công ty mà họ hợp tác trong chuỗi cung ứng của mình để tránh các biện pháp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tốn kém. Các công ty đang xem xét đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ, đặc biệt là bên ngoài Trung Quốc, cần lưu ý đến quá trình này.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ, luật bất động sản.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN