điểm bất lợi của các Hiệp định thương mại tự do FTA đối với sự phát triển của Việt Nam, điểm bất lợi của các Hiệp định thương mại tự do FTA , điểm bất lợi của các Hiệp định thương mại tự do , Việt Nam gia nhập Hiệp định thương mại tự do FTA,

Điểm bất lợi của các Hiệp định thương mại tự do FTA đối với sự phát triển của Việt Nam

Các Hiệp định thương mại tự do FTA có nhiều tác động tích cực đến Việt Nam. Ưu đãi nổi bật nhất trong số đó là các ưu đãi thuế quan có khả năng giúp cho khối doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu sang các quốc gia nằm trong phạm vi Hiệp định FTA riêng biệt. Tuy nhiên, đi kèm với các điểm tích cực là một vài điểm hạn chế, bất lợi có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Tính đến nay, Việt Nam đang có liên quan đến 17 Hiệp định Thương mại Tự do FTA, trong đó có 15 Hiệp định đã, đang được triển khai thực hiện, 2 Hiệp định còn lại đang được đàm phán là Hiệp định thương mại tự do đang đàm phán giữa Việt Nam và Israel và Hiệp định thương mại tự do đang đàm phán giữa Việt Nam và Hiệp hội Thương mại tự do Châu Âu (EFTA).

Xem xét trên phạm vi toàn cầu, hiện nay Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển duy nhất có số lượng FTA nhiều và chất lượng như vậy, hợp tác với nhiều cường quốc hùng mạnh về kinh tế trên thế giới.

Với các hiệp định FTA đa dạng hóa, khối doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các thị trường quốc tế, trong đó có nhiều thị trường đặc biệt cởi mở với thị trường người tiêu dùng có hứng thú lớn đối với sản phẩm nội địa Việt Nam.

Tuy nhiên, do bản chất của các FTA là sự trao đổi song phương, đa phương nên thị trường Việt Nam cũng sẽ trở thành điểm đến lí tưởng của các doanh nghiệp quốc tế, từ đó tạo nên sự cạnh tranh trực tiếp đối với sản phẩm Việt Nam tạo nên bởi doanh nghiệp Việt cho thị trường nội địa.

Đó là một trong các điểm bất lợi cho khối doanh nghiệp nhưng nhìn chung, sự mở cửa tích cực của nền kinh tế về lâu dài sẽ khiến cho thị trường Việt Nam đa dạng hơn. So với việc bị cắt mất một phần lợi nhuận từ thị trường Việt thì các doanh nghiệp Việt có thể tập trung vào các thị trường quốc tế với tiềm năng cao như thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canada,…

Chính vì vậy mà lợi ích suy giảm nhất thời từ các ưu đãi thuế quan FTA đến thị trường Việt Nam sẽ chỉ trong ngắn hạn, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn sẽ đạt được nhiều lợi ích thiết thực về kinh doanh hơn từ các FTA, qua đó đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh.

Tuy nhiên, nhìn về một khía cạnh khác so với kinh doanh, tài chính thì việc Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định FTA cũng có thể dẫn đến các hiểm họa tiềm ẩn mang tính pháp lý hơn như nguy cơ về các vụ kiện phòng vệ thương mại bởi các thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam do khối lượng xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất nội địa của các quốc gia đó.

Thực trạng kiện phòng vệ thương mại của các quốc gia đối với Việt Nam

Với thực trạng Việt Nam ngày càng gia tăng kim ngạch sản xuất xuất khẩu tới nhiều thị trường quốc tế thì khả năng Việt Nam chịu điều tra phòng vệ thương mại từ Cơ quan Phòng vệ thương mại của các quốc gia đó sẽ ngày càng gia tăng.

Đối với thị trường Hoa Kỳ, mới nhất quốc gia này đã ban hành lệnh điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm máy xịt rửa áp lực cao chạy bằng gas là một trong các biện pháp điều tra phòng vệ thương mại trên thế giới, cùng với điều tra chống trợ cấp, tự vệ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo thông tin của Cục Phòng vệ thương mại Việt Nam, năm 2022, tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào nền kinh tế Hoa Kỳ đạt 109,1 tỉ USD, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (năm 2022 Việt Nam có tổng kim ngạch xuất khẩu trị giá 371,3 tỉ USD Hoa Kỳ, tăng 10,5% so với năm 2021).

Con số đạt được trong năm 2022 đã đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có một thị trường xuất khẩu với tổng trị giá hàng hóa vượt mốc 100 tỉ USD/năm.

Với giá trị xuất khẩu cao như vậy, Hoa Kỳ đã tiến hành nhiều cuộc điều tra phòng vệ thương mại đối với doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu ở biện pháp chống bán phá giá và chống lẩn tránh phòng vệ thương mại.

Theo thông tin của Cục Phòng vệ thương mại, đến hết năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam nhiều nhất với tổng cộng 52 vụ việc (chiếm khoảng 22,5% tổng tất cả các vụ điều tra phòng vệ thương mại áp dụng với Việt Nam). Tuy rằng đây là con số phản ánh số vụ, trong đó có những vụ Việt Nam thắng kiện và thua kiện nhưng nhìn chung, đây là chỉ số phản ánh rằng lượng hàng hóa gia tăng đột biến từ các FTA và các chính sách khác của chính phủ Việt Nam và giới doanh nghiệp đã gây nên quan ngại cho các quốc gia nhập khẩu.

Hiện nay, hai mặt hàng đáng quan ngại nhất trong tất cả các vụ kiện phòng vệ thương mại áp dụng với Việt Nam là pin mặt trời và tủ gỗ vốn là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam, thuộc diện điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại.

Các sản phẩm này đã được Hoa Kỳ áp thuế với Trung Quốc. Tuy nhiên, vì khối lượng xuất khẩu sản phẩm tương tự của Việt Nam đến Hoa Kỳ đã tăng mạnh nên hiện đang chịu điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại, tức Cơ quan điều tra nghi ngờ rằng các doanh nghiệp Trung Quốc đã xuất sản phẩm sang Việt Nam rồi xuất sang Hoa Kỳ để lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đá áp đặt.

Hiện nay, Bộ Thương mại Hoa Kỳ DOC đã khởi xướng hơn 20 vụ việc chống lẩn tránh phòng vệ thương mại đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

Dẫu vậy, khối lượng hay giá trị xuất khẩu lớn là nhân tố đáng quan ngại nhưng không phải là nhân tố duy nhất. Bởi lẽ có nhiều mặt hàng Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu nhỏ cũng bị điều tra phòng vệ thương mại như vụ việc Úc điều tra chống bán phá giá sản phẩm amoni nitrat hay Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm bìa kẹp hồ sơ của Việt Nam.

Giải quyết bài toán về phòng vệ thương mại

Nhìn chung, ngoài các khó khăn cơ bản như việc cấp tốc nỗ lực toàn quốc để đáp ứng các yêu cầu, cam kết Việt Nam thực hiện khi kí kết các hiệp định thương mại FTA thì khó khăn lớn nhất khi Việt Nam gia nhập nhiều Hiệp định FTA cũng đến từ điểm lợi của nó, sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu đến danh sách thị trường rộng lớn hơn.

Thực tế rằng hiện nay Việt Nam không có cơ chế quản lí đặc biệt chặt chẽ từ Cơ quan nhà nước đến khối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của Việt Nam. Với cương vị là thị trường mới nổi, đang có nhu cầu phát triển cấp tốc, có lẽ trong quá trình này Việt Nam đã quá tập trung vào lợi nhuận trước mắt theo từng quý, từng năm chứ chưa đặt quá nhiều trọng tâm vào các tác động của các vụ kiện phòng vệ thương mại có thể mang lại tới khối doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.

Nếu có một cơ chế quản lí chặt chẽ hơn, hiểu được khối lượng, giá trị xuất khẩu nào sẽ khiến Cơ quan Phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu tiến hành điều tra thông qua đơn khởi kiện của khối doanh nghiệp sản xuất nội địa thì Việt Nam sẽ có thể tạo nên một làn ranh xuất khẩu hợp lí, qua đó điều hướng nguồn hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đến các quốc gia phù hợp.

Đối với các thị trường ‘thiên đường’ của doanh nghiệp Việt Nam như Hoa Kỳ, Trung Quốc đã chạm đến làn ranh thì cơ quan quản lý có thể xem xét cung cấp vị trí xuất khẩu sang thị trường đó theo chế độ ưu tiên đăng ký trước, hoặc theo các đóng góp của doanh nghiệp, sản phẩm đạt tiêu chuẩn hay chưa, ưu tiên các sản phẩm chất lượng cao hơn nhằm nâng cao hình ảnh Việt Nam,…

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần chủ động lưu trữ hồ sơ sản xuất, xuất khẩu chứ không nên phụ thuộc vào cơ quan nhà nước. Theo đó, khi thuộc diện điều tra phòng vệ thương mại, doanh nghiệp sẽ có cơ sở vững chắc hơn để bảo vệ quyền lợi của mình.

Một lưu ý quan trọng khác trong trường hợp bị điều tra phòng vệ thương mại là doanh nghiệp cần chủ động hợp tác với thiện chí, trả lời, phản hồi các yêu cầu của Cơ quan điều tra nhanh chóng, đầy đủ trong suốt quá trình điều tra để tránh bị áp thuế phòng vệ thương mại mặc định đối với toàn ngành sản xuất của Việt Nam.

Doanh nghiệp cần hướng đến việc được áp thuế riêng lẻ so với toàn khối doanh nghiệp, thậm chí được miễn thuế do không thực hiện các hành vi vi phạm các quy định về sản xuất, xuất khẩu và phòng vệ thương mại.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoàiĐăng ký thương hiệu
    Đăng ký thương hiệu độc quyềnPhí đăng ký nhãn hiệu
    Dịch vụ đăng ký thương hiệuĐăng ký thương hiệu như thế nào
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***  
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam Đăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt Nam Tư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệ Pháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Tư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyền Tư vấn nhượng quyền thương mại
    Công ty luật tại Hà Nội Công ty luật tại Hồ Chí Minh
    Văn phòng luật tại Hồ chí minh Tư vấn pháp lý thường xuyên
    Công ty luật sở hữu trí tuệ Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Contact Me on Zalo
    +84983336069
    WhatsApp chat